ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 58

Chính ở phần Abhidharma của Kinh tạng chúng ta có thể thấy rõ những khác biệt lớn
nhất giữa các trường phái, vì các trường phái khác nhau có những sưu tập
Abhidharma độc đáo riêng của mình. Vì chúng là những tác phẩm trình bày và sắp
xếp có hệ thống, nên các nhà sưu tập thường sử dụng hay trình bày các lý thuyết đặc
trưng mà trường phái của họ chủ trương, và ở nhiều chỗ họ tìm cách bác bỏ những lí
thuyết của các trường phái đối thủ. Bản Kathāvatthu của trường phái Theravāda chẳng
hạn, là một thủ bản có mục đích bác bỏ "năm trăm quan điểm dị giáo" của 26 trường
phái ngoài Theravāda.

Khía Cạnh Văn Học

Vị trí của luận tạng (Abhidharma Piṭaka) trong kinh điển Phật giáo là một điều nghịch
lí khi nó được coi như lời của chính Đức Phật. Một số quyển của bộ sưu tập này rõ
ràng được biên soạn sau khi Phật nhập Niết bàn khoảng ít là một thế kỷ, thế nhưng
những tài liệu biên niên sử và bình luận sau kinh điển lại cho rằng việc kết tập luận
tạng đã được thực hiện dựa vào những lời đọc ở Đại hội lần thứ nhất. Các bản văn
kinh điển chỉ nhắc tới việc đọc một bản mātqkā. Chỉ có thể lí giải việc đưa
Abhidharma vào trong kinh điển theo kiểu này nếu hiểu theo nghĩa
bản mātqkā nguyên gốc là tác phẩm của chính Đức Phật, và có thể đã được đọc ở Đại
hội lần thứ nhất qua việc tóm lược lời dạy của Phật. Khối lượng lớn các tác phẩm của
Abhidharma còn tồn tại là sản phẩm của thời kì giữa Aśoka (thế kỷ III trước CN.) và
Kaniṣka (thế kỷ I trước CN.). Điều này rất quan trọng, vì nó có nghĩa là chúng thuộc
về một thời kì xấp xỉ cùng với thời kỳ của các kinh Đại Thừa sớm nhất.

Hai bộ Luận tạng đầy đủ còn tồn tại tới ngày nay; bộ của trường phái Theravāda ở
Đông Nam Á, và bộ của trường phái Sarvāstivādin ở Tây Bắc Ấn Độ. Mỗi bộ này đều
bao gồm bảy khảo luận, nhưng ngoài ra không có một sự tương đồng nào khác giữa
hai bộ. Trên thực tế, trường phái Sarvāstivādin, ngoại trừ trường phái con của nó
Vaibhāṣika ở Kashmir, sẵn sàng nhìn nhận rằng các tác phẩm của Abhidharma là
sản phẩm của các tác giả khác nhau, trong đó có Śāriputra và Maudgalyāyāna, là
những môn đệ trực tiếp của Đức Phật. Quyển Jñānaprasthāna là tác phẩm của A La
Hán Kātyāyanīputra (khoảng 200 trước CN.), và những người biên soạn kế tiếp đã sắp
xếp sáu khảo luận Abhidharma còn lại xoay quanh quyển này.

Ngược lại, trường phái Theravāda nhấn mạnh rằng Abhidharma của họ là tác phẩm
của chính Đức Phật - được Ngài soạn trong tuần lễ thứ tư khi Ngài đến ở Cây Bồ Đề
sau khi Giác ngộ, và được Ngài diễn giải thêm sau này, lần đầu cho mẹ của Ngài và
sau đó cho môn đệ của Ngài là Śāriputra - và chính môn đệ này đã đọc lại cho Đại hội
lần thứ nhất. Chỉ có một ngoại lệ là kinh Kathāvatthu, được cho là đã được
Moggaliputta Tissa khai triển ở Đại hội lần thứ ba, nhưng dù sao vẫn thực sự là tác
phẩm của chính Phật, vì Ngài đã dự kiến trước những sự bất đồng về giáo lý sẽ xảy ra
sau này, và đã phác họa một mātqkā bằng cách nêu ra một mục lục cho nội dung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.