Định Nghĩa
A
bhidharma, Vi Diệu Pháp, không phải một trường phái, mà là một tập hợp kinh
điển. Không phải trường phái ban đầu nào cũng có một tập hợp kinh điển như thế,
nhưng nếu có tập hợp kinh điển này, họ luôn luôn đưa nó vào trong kinh điển. Về bản
chất đó là một sự sắp xếp và giải thích những thuật ngữ nòng cốt và những loại phân
tích có trong các kinh. Tiền tố abhi - có nghĩa là "ở trên" hay "vì, về", cho nên tên gọi
này thường được hiểu theo nghĩa là "cái ở bên trên Dharma" hay "lời dạy kỳ diệu hay
đặc biệt". Nhưng cũng có thể hiểu nó theo nghĩa là "vì Giáo pháp" hay "để phục vụ
Giáo pháp".
Vi Diệu Pháp được coi là đặc biệt vì nó trình bày Giáo pháp trên bình diện lý thuyết
tinh truyền thay vì trình bày nó trong một bối cảnh lịch sử như các kinh - tuy không
thể nói rằng đây là một ưu điểm của nó. Nó được coi là Giáo pháp "cao siêu" vì người
ta nghĩ nó cung cấp một sự cắt nghĩa các thuật ngữ cao hơn lối cắt nghĩa của chính các
kinh.
Nguồn Gốc Và Bối Cảnh
Có vẻ như Abhidharma phát sinh, hay được xây dựng xoay quanh mātqkā - nghĩa là
những danh sách các khái niệm chuyên môn, lúc ban đầu được dùng như một loại
giúp trí nhớ để ghi nhớ các lời dạy của Phật
(99)
. Ví dụ, danh sách 37 phẩm trợ đạo Bồ
Đề (bodhipakṣika-dharmas), "những giáo huấn cần thiết để đạt Giác ngộ"
(100)
có thể
là một ví dụ do chính Đức Phật đưa ra. Chúng ta còn có một ví dụ khác về khuynh
hướng này trong Saṅgīti Sutta
(101)
, trong đó Sāriputta, người được truyền thống gắn
liền với nguồn gốc của Abhidharma, đã đọc ra các danh sách những lời dạy được sắp
xếp theo số thứ tự. Nhìn tổng thể, Abhidharma biểu trưng cho những cố gắng nhằm
rút ra từ các bài giảng của Phật một phát biểu xuyên suốt và toàn diện về Giáo pháp.
Đa số các kinh sử dụng các hệ thống phân tích khác nhau về thế giới khả giác, về
những gì con người có thể nhận thức được. Hệ thống phân tích phổ biến nhất là hệ
thống phân chia con người thành năm yếu tố cơ
bản (skandhas) là: rūpa, sắc; vedanā, thọ; saỵjñā, tưởng; saỵskāra, hành;
và vijñāna, thức. Các hệ thống phân tích phổ biến khác chia con người thành mười
hai (āyatana) và mười tám (dhātu): hệ thống mười hai āyatana nhìn kinh nghiệm dưới
góc cạnh của sáu giác quan và các đối tượng liên hệ của chúng; hệ thống mười
tám dhātu gồm mười hai thứ này cộng với sáu lãnh vực giác quan tương ứng. Mọi yếu
tố khác của con người có thể được sắp xếp theo các đề mục phân tích chính này, và vì
thế chúng đặc biệt ích lợi cho những người biên soạn Abhidharma, họ có thể sử dụng
chúng để tổ chức toàn thể tập hợp các chất liệu.