13
LÝ TƯỞNG SIÊU NHIÊN MỚI: VỊ BỒ TÁT
N
ếu cần tìm một yếu tố đặc trưng để phân biệt Đại Thừa với các trường phái ngoài
Đại Thừa, thì lý tưởng Bồ tát có thể là yếu tố thích hợp nhất. Trong các trường phái
ngoài Đại Thừa, vị Bồ tát duy nhất được nhìn nhận như là được tái sinh làm Thích Ca
Cồ Đàm và những tiền kiếp của Ngài đã được kể lại trong các kinh Jātaka của
kinh Khuddaka-Nikāya, và Maitreya, vị Phật hiện tại. Mục tiêu tôn giáo duy nhất là
mục tiêu trở thành A La Hán, nghĩa là thành viên của Tăng Già Arya, tuy các tài liệu
sau này bắt đầu nói đến một hình ảnh gọi là pratyekabuddha, một người đã đạt giác
ngộ độc lập, giống như một vị Phật, nhưng không giảng dạy. Bồ tát, nghĩa đen là "con
người giác ngộ", là người theo đuổi mục tiêu trở thành Phật toàn giác, hơn là trở thành
A La Hán, và trong Đại Thừa, mục tiêu này được trình bày như mục tiêu lý tưởng mà
mọi người theo Phật đều phải hướng tới. Hơn nữa, Bồ tát là người nhắm tới Phật toàn
giác vì lợi ích của mọi chúng sinh, cho nên thường được gọi là Bodhisattva
Mahāsattva - Bodhisattva chỉ ước vọng bản thân trở thành giác ngộ, còn Mahāsattva
chỉ ước vọng cứu độ chúng sinh.
Chắc chắn lý tưởng Bồ tát biểu trưng cho một sự nhấn mạnh trở lại về lòng từ bi, và
gián tiếp cáo buộc những đại diện của truyền thống ngoài Đại Thừa, những người
śrāvakas và mục tiêu A La Hán của họ, là thiếu đức tính này. Bất luận sự cáo buộc
này đúng hay sai đối với Tăng Già Tiểu Thừa thời ấy, luôn luôn phải vạch rõ rằng
lòng từ bi vốn là một yếu tố chính trong đời sống và lời giảng dạy của Đức Phật, như
nhiều giai thoại về cuộc đời của Ngài đã minh chứng. Vì vậy sự nhấn mạnh của Đại
Thừa biểu trưng phần nào cho việc khẳng định lại điều vốn vẫn có trong lời dạy của
Phật, tuy đã bị một số người hiểu một cách thiếu sót ngay từ thời kỳ đầu. Lý tưởng Bồ
tát đã và vẫn còn là sự quyết tâm đạt giác ngộ với sự nhìn nhận tầm quan trọng ngang
nhau của trí tuệ và lòng từ bi. Vị Bồ tát tìm sự cứu độ bản thân nhờ trí tuệ, nhưng sự
cứu độ đó đạt được là vì lợi ích của chúng sinh, do lòng từ bi đối với chúng sinh. Vị
Bồ tát khao khát trở thành Phật vì chỉ có Phật mới có hiểu biết và phương tiện để cứu
độ tối đa mọi chúng sinh.
Có ba yếu tố được nói là đặc trưng cho Bồ tát: trí tuệ uyên thâm phi nhị nguyên, lòng
từ bi bao la, và sự hiện diện của tâm thức Giác ngộ, nghĩa là "ý thức hay ý muốn đạt
Giác ngộ". Tâm thức giác ngộ không chỉ là một ý tưởng thuần lý trí về giác ngộ, mà là
một sức mạnh hay sự thôi thúc biến đổi hoàn toàn đời sống của vị Bồ tát tương lai,
đến độ nó trở thành giống như người ta được tái sinh trong một gia đình
mới.
(129)
Nāgārjuna đã mô tả nó như một cái gì hoàn toàn ở bên ngoài các
skandhas, một cái gì không thuộc hiện hữu trần tục.
(130)
Người ta đã triển khai nhiều
phương pháp để vun trồng tâm thức giác ngộ. Một phương pháp phổ biến nhất