ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 77

- Hoan hỷ địa;
- Ly cấu địa;
- Phát quang địa;
- Diệm huệ địa;
- Nan thắng địa;
- Hiện tiền địa;
- Viễn hành địa;
- Bất động địa;
- Thiện huệ địa;
- Pháp vân địa.

Người ta chỉ vào được giai đoạn thứ nhất sau khi đã có tâm thức Bồ tát, và mỗi giai
đoạn tiếp theo đều cho một cuộc tái sinh vào

những miền ngày càng cao cả hơn, với hình dạng và nhân đức chói sáng hơn. Qua hết
mười bhūmi là tình trạng Phật toàn giác.

Cần nhấn mạnh rằng quyết tâm của Bồ tát đi qua tất cả các giai đoạn gian lao này phát
xuất từ một ước vọng phát triển mọi khả năng thế tục và tâm linh để có thể cứu giúp
chúng sinh một cách hiệu quả hơn.

Các câu chuyện kể trong dân gian thường nói tới việc Bồ tát từ chối thành Phật để có
thể tiếp tục cứu độ chúng sinh. Theo những điều chúng ta đã nói ở trên, lối cắt nghĩa
này làm sai lệch sự thật. Bồ tát được thúc đẩy bởi lòng từ bi và vì thế không thể từ bỏ
Giác ngộ, bởi vì Phật là tình trạng hiệu quả nhất để có thể cứu độ chúng sinh. Hơn
nữa, siêu hình học Đại Thừa phủ nhận quan niệm cho rằng niết bàn là một nơi tách
biệt với thế giới trần tục, và là nơi người giác ngộ "đi vào", vì theo siêu hình học Đại
Thừa, cả vòng luân hồi lẫn niết bàn đều là trống rỗng, và vì thế không khác nhau.

-----*-----

14

CÁC TRƯỜNG PHÁI ĐẠI THỪA (I)

TRƯỜNG PHÁI MADHYAMAKA

T

heo truyền thống, các kinh Đại thừa không phát sinh từ hoạt động văn học của các

trường phái Phật giáo. Đúng hơn, những trường phái Đại Thừa khác nhau đã phát
triển do nhu cầu diễn giải ý nghĩa của những kinh hay nhóm kinh nhất định. Những
sản phẩm văn học của các trường phái được gọi là những śāstra, "khảo luận", khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.