là anuttarapūjā, "tôn thờ tuyệt đối". Phương pháp này được mô tả sớm nhất trong
chương cuối của Gaṇḍavyūha Sūtra, cũng được lưu hành dưới tựa
đề Bhadracarīpraṇidhānagāthā, "Các vần thơ về những lời nguyện cư xử của
Bhadra". Phương pháp anuttarapūjā hệ tại việc vun trồng bảy tâm trạng hay kinh
nghiệm siêu nhiên: thờ các vị Phật, vái chào Tam Bảo, Quy Y, xưng thú lỗi lầm, vui
mừng vì công đức của người khác, xin lời giảng dạy, và chuyển công đức của mình
cho người khác.
(131)
Một việc thực hành cổ xưa khác, được Vasubandhu (thế kỷ IV)
khuyến khích, gồm bốn việc suy niệm: tưởng nhớ các vị Phật, nhìn thấy các khuyết
điểm của hiện hữu có điều kiện (củng cố ước vọng được giải thoát khỏi hiện hữu này),
quan sát những đau khổ của chúng sinh (vun trồng lòng từ bi), và chiêm ngắm nhân
đức của các Đức Như Lai Tathāgatas.
(132)
Śāntideva (thế kỷ VIII) - được cho là người
sáng lập ra một phương pháp được trình bày trong tác phẩm Bodhicaryāvatāra của
ông, được hiểu như sự "trao đổi giữa bản thân và người khác" và dựa trên đoạn cuối
của phương pháp anuttarapūjā. Trong phương pháp của Śāntideva, người thực hành
gánh lấy những đau khổ của tất cả chúng sinh khác, và ngược lại, dâng hiến thân,
khẩu, ý và mọi công đức của mình cho họ
(133)
.
Con Đường Bồ Tát
Con đường của Bồ tát dài và gian lao vô cùng, được quan niệm như trải qua nhiều
kiếp sống, qua nhiều A Tăng Kỳ. Vị Bồ tát theo đuổi con đường này bằng cách thực
hành sáu pāramitā, ba la mật hay sự hoàn thiện:dāna, bố thí; śīla, trì giới; vīrya, tinh
tấn; kṣānti, nhẫn nhục; samādhi, thiền định; và Prajñā, trí tuệ. Nhờ việc thực hành
những sự hoàn thiện này, vị Bồ tát trở thành Phật. Những ba la mật này được dùng
làm nền tảng để trình bày đời sống của vị Bồ tát, như
trong Bodhicaryāvatāra của Śāntideva và Pāramitāsamāsa của Aryaśūra. Một số
truyền thống còn thêm vào bốn ba la mật nữa, có lẽ muốn liên kết chúng với các giai
đoạn bhūmia'- Địa. Đó là upāya, phương tiện hiệu quả; praṇidhāna, lời nguyền thành
Phật; bala, sức mạnh; và jñāna, trí tuệ. Tất cả cử chỉ của Bồ Tát đều thực hành đầu
tiên năm pháp độ, lấy trí tuệ độ làm tiêu chuẩn, tưởng tri trực tiếp sự rỗng không của
vạn pháp- dharmasùnyatà. Điều đó cho thấy rằng vị Bồ Tát cảm nhận được sự tạm bợ
của chúng sanh mà chúng ta còn phải bị nô lệ. Lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh,
đó là tâm đại bi- mahàkàruna của chư Phật và chư Bồ tát – liên quan đến nhiều kinh
điển mô tả rất chi tiết một số luận thuyết của đại thừa
. (134)
Sáu pháp độ tu tập để tạo
nên bờ giác, nhờ huân tập phước đức và trí tuệ.
Nhiều mô tả về các giai đoạn của Con Đường Bồ Tát được ghi lại trong các sách kinh
và bình luận của Đại Thừa. Phổ biến nhất là phần mô tả mười bhūmis mà Bồ tát trải
qua trên đường đạt tới Phật toàn giác. Cũng có nhiều bản mô tả khác, kể cả một bản
của kinh Mahāvastu tiền - Đại Thừa của trường phái Mahāsaṅghika,
(135)
nhưng bản
mô tả được chấp nhận rộng rãi nhất được tóm lược trong Daśabhūmika Sūtra, "Kinh
giảng về Mười Giai Đoạn của Bồ-tát". Các giai đoạn này là: