của các kinh này - thường bằng cách sử dụng những lối nói ẩn dụ nghịch lý và hình
ảnh. Trường phái Madhyamaka là một cố gắng nhằm hệ thống hóa lời dạy của những
kinh này. Lời dạy quan trọng nhất là về dharmaśūnyatā, sự trống rỗng của
mọi dharmas. Tiên đề nòng cốt của học thuyết Madhyamaka là mọi sự đều
là svabhāva-śūnya, trống rỗng hiện hữu nội tại. Nāgārjuna lý luận rằng không một vật
gì có hiện hữu nội tại svabhāva,, kể cả các dharmas của Vi Diệu Pháp - không vật gì
có thể hiện hữu độc lập với những điều kiện ngoại tại. Điều quan trọng là Nāgārjuna
không coi học thuyết này là theo chủ nghĩa hư vô. Ngược lại, ông chứng minh rằng
học thuyết này biểu trưng cho Trung Đạo, là con đường ở giữa chủ nghĩa hằng cửu và
chủ nghĩa hư vô, vì nó nhìn nhận sự hiện hữu thông thường của các đối tượng xuất
hiện trong dòng chảy liên tục của pratītya-samutpāda, "sự phát sinh lệ thuộc các điều
kiện". Ông chủ trương rằng, tuy không một vật gì có svabhāva và vì thế không một
vật gì có hiện hữu tuyệt đối, nhưng thế giới mà chúng ta đang sống thì hiện hữu thực
sự như là sản phẩm của những điều kiện nhất thời. Ông phê bình ý tưởng về hiện hữu
tự tại, chứ không phê bình ý tưởng về hiện hữu thông thường. Thế giới thông thường
là thế giới hiện thực chứ không ảo tưởng, nhưng tự cơ bản có tính vô thường (nghĩa là
không có svabhāva), và chỉ có thể mô tả là hiện thực theo nghĩa thông thường. Sự
nhìn nhận hai chân lý, đó là paramārtha-sattya, chân lý tuyệt đối về sự vắng mặt toàn
diện của svabhāva, và saỵvqti-satya, chân lý tương đối về thế giới thông thường, tạo
thành Trung Đạo giữa thuyết hằng cửu và thuyết hư vô. Lập trường này được diễn tả
rõ ràng trong tựa đề tác phẩm lớn của ông, Những Vần thơ Nền tảng về Trung Đạo, và
cả trong tên gọi Madhyamaka, có nghĩa đen là "trung đạo".
Những yêu sách đang cuốn hút Trường Phái Đại Thừa gồm những gì giúp khẳng
định Tự Tính (Svabhava) tồn tại. Theo định nghĩa Tự Tính không thể phân tích được,
có nghĩa là tự tính tồn tại một cách độc lập, nhưng Long Thọ - ngrjuna lại chứng
minh, một khi ta điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng, thì toàn bộ đối tượng thuộc hạ giới qui
ước đơn giản đều tan biến đi như thể chúng biến đổi thành những yếu tố cấu thành
(cho dù tạm thời chỉ một phần mà thôi) chúng mang đặc tính phụ thuộc lẫn nhau, toàn
bộ những yếu tố cấu thành đó đều không tồn tại đến cùng. Xét dưới ánh sáng này,
Long Thọ - ngrjuna chỉ đơn giản tái khẳng định lại học thuyết duyên sinh (pratitya
samutpada) nguyên thuỷ mà thôi "Chúng ta coi như" sự trống rỗng (emptiness) chỉ là
căn nguyên duyên khởi thông qua nguyên nhân có điều kiện mà thôi
(136)
. Điều này
được khẳng định thông qua sự thật là chẳng có điểm nào trong tập chú
giải Mulamadhyamaka ngài thượng toạ có thể rút ra được trong Kinh Phật Đại Thừa
để làm tài liệu kinh phật đáng tin cậy, nhưng thay vào đó ngài liên tục muốn ám chỉ
các kinh này đều đồng nhất với các Kinh A-hàm thuộc các trường phái ngoài không
phải Đại Thừa
(137)
. Những phân tích của ngài chứng tỏ không thấy có sự hiện hữu vốn
có được áp dụng đối với chính duyên sinh nguyên thuỷ (Pratitya samutpada), và ngay
cả đối với Đức Phật lẫn Níp-bàn nữa. Mọi vật đều thiếu vắng Tự tính (svabhava) hay
sự hiện hữu vốn có của mình.