ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 80

Nāgārjuna bị cáo buộc là phá hoại Giáo pháp bằng lối lý luận như trên, nhưng ông đã
bác bỏ lời cáo buộc này. Trên bình diện paramārtha-satya, chân lý tuyệt đối, thì thế
giới thông thường không hiện hữu, nghĩa là nó không có svabhāva. Nhưng nó hiện
hữu trên bình diện thông thường, và chính trên bình diện hiện hữu thông thường này
mà những lời dạy của Phật giáo có ý nghĩa và hiệu quả. Thực vậy, nếu có thể có Giác
ngộ, thì thế giới thông thường phải không có svabhāva, bằng không nó sẽ cố định và
không thể thay đổi - vì cái gì có svabhāva thì theo định nghĩa đều phải không thay
đổi. Và Nāgārjuna vặn lại rằng nếu khẳng định vật gì có svabhāva mới là phá hoại
Giáo pháp, vì như thế không thể có Giác ngộ được. Một khi cho rằng vật nào đó có
một bản thể vĩnh cửu không thay đổi, thì sự thay đổi triệt để không thể nào có được.
Để tránh lẫn lộn, cần hiểu rõ rằng đối với Nāgārjuna và trường phái Madhyamaka Ấn
Độ, śūnyatā, "sự trống rỗng", tự nó chỉ là một khái niệm trừu tượng. Nó là một cái gì
tuyệt đối về mặt nhận thức, nghĩa là nó là cái tuyệt đối đúng, và vì vậy là cái duy nhất
có thể biết được về sự vật. Nó không phải một "sự vật" tự tại, càng không phải một sự
vật được cho là có hiện hữu tuyệt đối, svabhāva. Nó không có bản chất hữu thể luận.
Vì vậy sự trống rỗng được mô tả là trống rỗng - śūnyatā śūnyatā.

Trường phái Madhyamaka không khởi xướng một loại hệ thống triết học nào. Bản
thân Nāgārjuna đã nhấn mạnh ông không hề có một luận đề riêng của ông. Ông chỉ
làm công việc phân tích phê bình những tuyên bố của tất cả những người khác liên
quan tới hiện hữu tuyệt đối - cả những tuyên bố của những người Phật giáo khác. Ông
không đưa ra mệnh đề triết học nào, mà chỉ nói lên sự thiếu vắng hoàn toàn và toàn
diện hiện hữu tự tại - śūnyatā, sự trống rỗng.

Trường phái Prasaṅgika Madhyamaka sử dụng lý luận để chứng minh rằng những
tuyên bố của một đối thủ là vô lý và không thể chấp nhận - đặc biệt bằng cách chứng
minh rằng lập trường của đối thủ, nếu đẩy đến cùng, sẽ dẫn đến những hậu quả
xấu, prasaṅga, thậm chí những mâu thuẫn vô lý. Phương pháp cơ bản của Prasaṅgika
là tiêu diệt quan điểm của đối thủ bằng việc sử dụng loại lý luận reductio ad
absurdum,
dồn đối thủ tới chỗ vô lý. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa trường
phái Prasaṅgika và trường phái Svātantrika, vì trường phái thứ hai này cho rằng cần
phải củng cố những lý luận của mình bằng cách đặt chúng vào văn mạch suy luận
lôgíc mà những truyền thống Phật giáo và ngoài Phật giáo khác có thể nhận ra được.
Trường phái này chủ trương rằng các lý luận phải dựa trên suy luận lôgic độc lập và
hợp lệ, svatāntra-anumāṇa - từ đó có tên gọi của trường phái này.

Trường phái Madhyamaka phân biệt giữa những ý tưởng svabhāva bẩm sinh và
những ý tưởng svabhāva nhận được. Những ý tưởng nhận được về hiện hữu là những
ý tưởng đã học được, như về sự hiện hữu của một vị thần hay của linh hồn. Vì là
những ý tưởng nhận được do học hỏi, cũng có thể bị bác bỏ bằng tranh luận hay lý
luận. Ngược lại, những ý tưởng bẩm sinh về svabhāva là những ý tưởng quyết định
cho hành vi ở mức độ cơ bản - hành vi hằng ngày mà khi chúng ta tuyên bố chúng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.