Cả hai bậc thiền sư này đều sống vào những năm đầu của thời kỳ Gupta cực thịnh
(320-540), là thời kỳ văn hóa trung cổ của Ấn Độ đạt đỉnh cao về sự tinh tế và sáng
tạo, trong một xã hội thanh bình và thịnh vượng và bộc lộ một ảnh hưởng sâu đậm của
Phật giáo. Thời kỳ này cũng chứng kiến việc xây dựng tu viện đại học Phật giáo ở
Nālandā. Đại học này sẽ trở thành trung tâm đào luyện cho nhiều thế hệ các nhà tư
tưởng Phật giáo, tại đây những chương trình giáo dục đầy tham vọng được thực hiện
cho hàng ngàn sinh viên, và Giáo pháp đã được hình thành dưới dạng tri thức tinh tế
nhất của nó. Trường phái Yogācārin và trường phái Madhyamaka thời sau đã phản
ánh sự rực rỡ và tinh tế này.
Trường phái Yogācārin có một viễn tượng chuyên biệt lịch sử về tầm quan trọng học
thuyết của họ, vì họ coi những học thuyết này như là một giải pháp chung cuộc đối
với giáo lý của Phật. Cách riêng, trường phái coi những học thuyết của mình như là
liều thuốc giải độc cho những quan điểm cực đoan mà nó cho rằng các trường phái
Phật giáo thời ban đầu đã rơi vào. Giáo lý đầu tiên của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật
giảng cho năm vi ẩn cư khổ hạnh tại công viên Con Nai (Dēr Park) ở vùng Varanasi,
theo truyền thống được mô tả như là bước ngoặt Pháp Luân (whēl of the Dharma) đầu
tiên. Theo như cả trường phái Yogacarin và trường phái Trung Đạo Thuyết
(Madhyamaka) cho hay thì người ta hay hiểu lầm điều này đến mức độ để cho phát
triển thành một cách thấu hiểu về những điều "hiện hữu" hay còn gọi là Pháp (giáo lý)
thuộc các trường phái Abhidharma. Việc thấu hiểu về Pháp như vậy đã gây phản tác
dụng đối với các học thuyết về (sunyata) và bát nhã (prajna) hay Huệ trong các Kinh
Bát nhã Ba-la-mật-đa (Perfection of Wisdom)
(139)
và đã được Trưởng Lão Nagarajuna
và các đệ tử của ngài hệ thống hoá nơi truyền thống Madhyamaka. Tuy nhiên, nhưng
nơi con mắt (cách nhìn) của những người Yogacarina, cả cách làm này cũng đã
khuyến khích tạo ra một quan điểm cực đoan. Vì đã quá nhấn mạnh đến khía cạnh phi
hiện hữu nơi các pháp và vì vậy mà đã ngả sang một vị thế chối bỏ sự hiện hữu thực
tại nơi vạn vật. Chính vì thế trường phái Yogacarin đã coi các bản kinh của họ trở
thành bước ngoặc Pháp Luân thứ ba nhằm giới thiệu giáo lý đích thực, chung cuộc và
cuối cùng của Đức Phật hay còn gọi là Chân đế (paramartha)
(140)
.
Nhằm chứng minh lời xác nhận này họ đã chấp nhận cách chú giải Kinh Bản đã được
định sẵn trước trong cách phân biệt các bản Kinh Phật đó là các bản
kinh neyartha cũng chính là các bản Kinh Nitartha. Điều này đã mô tả các giáo lý
thuộc Tam Tạng Kinh và các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Prajna-paramita) chính là
các phương tiện (upayas) mà thôi, hoặc chỉ là cách thức khôn khéo. Và như vậy các
kinh này có tên là Neyartha, có nghĩa là họ cần phải 'triển khai' thêm. Điều này được
hiểu là họ cần đến lời giải thích để có thể hiểu được một cách thích đáng. Ở đây họ
không đề cập đến chân để hiểu theo nghĩa đen. Chính vì thế mà những ai hiểu các
kinh này theo nghĩa đen thường hay thiên về ngả theo những thái cực vĩnh cửu thuyết
hay hư vô thuyết. Tuy nhiên chính những Kinh Phật mang đặc tính duy tâm này đã