ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 84

làm nổi bật sự mô tả thực tại một cách tích cực và cụ thể hơn, và tuy được gợi hứng từ
kinh nghiệm thiền định, nó phần nào phản ứng lại dáng vẻ chủ nghĩa hư vô của những
học thuyết Madhyamaka về śūnyatā. (Nhưng Madhyamaka cho rằng trường phái
Yogācārin hoàn toàn hiểu sai học thuyết śūnyatā của Madhyamaka!) Trường phái
Yogācārin chủ trương rằng có cái gì đó thực sự hiện hữu, thực sự có svabhāva, và cái
hiện hữu đó là cái tâm. Tâm thì trống rỗng, śūnyatā, theo nghĩa nó không có tính nhị
nguyên, không có phân biệt giữa khái niệm chủ thể và khách thể. Như thế chúng ta
thấy trường phái Yogācārin đã duyệt xét lại khái niệm về trống rỗng.

Học Thuyết Ba Bản Tính

Trong ánh sáng học thuyết về sự hiện hữu thực của cái tâm, trường phái Yogācārin
cũng khai triển khái niệm về svabhāva để diễn tả thành học thuyết trisvabhāra, "ba
bản thể" hay "tam tự tính". Mọi vật có thể nhận thức được theo cách hiện hữu thực sự
của chúng đều có thể được phân loại theo ba bản tính này. Theo học thuyết ba bản
tính, khía cạnh đầu tiên của "cách thức sự vật hiện hữu thực sự" là paratantra-
svabhāva.
Đây là bản tính "lệ thuộc" (paratantra), và là cái thực sự hiện hữu. Vì thế
nó có svabhāva theo nghĩa bị phê bình bởi Madhyamaka. Nó được gọi là bản tính "lệ
thuộc" là do quá trình điều kiện hóa hỗ tương, vì các yếu tố tạo thành nó bị lệ thuộc
lẫn nhau để có hiện hữu. Tâm không giác ngộ thì không thể biết được nó, vì tâm này
tạo ra tính nhị nguyên của bản tính giả tạo, "tưởng tượng".

Bản tính thứ hai là parikalpita-svabhāva, bản tính "tưởng tượng", là loại hiện hữu mà
người không giác ngộ nhận thức trong thế giới thông thường hằng ngày. Nó không
hiện thực, và chỉ có hiện hữu thông thường, được rọi phóng do hoạt động của tâm
không giác ngộ. Đó là nhận thức về chủ thể và khách thể, do kinh nghiệm chúng ta có
về mình như những chủ thể tách biệt với những khách thể của thế giới bên ngoài. Nó
là sản phẩm của hoạt động sai lạc của ngôn ngữ tạo nên sự nhị nguyên trong dòng
chảy của các dharmas lệ thuộc lẫn nhau. Những hiện tượng nhị nguyên này thực ra
chỉ là tưởng tượng, parikalpita.

Bản tính thứ ba được gọi là pariniṣpaññā-svabhāva, bản tính "hoàn hảo" hay "tuyệt
đối". Đây là chân lý cao nhất, chân lý tối thượng của khoa nhận thức luận Yogācārin,
vì nó là "cách thức sự vật thực sự hiện hữu" được hiểu bởi tâm giác ngộ. Chân lý này
nói rằng mọi sự vật đều hoàn toàn không có tính nhị nguyên, mặc dù người có tâm
không giác ngộ nhìn nhận nó như là nhị nguyên.
Trong Trisvabbhānirdeśa, Vasubandhu đưa ra một phân tích nhằm cố gắng làm sáng
tỏ sự phân biệt giữa ba bản tính.

(142)

Theo ông, nó giống như nhà ảo thuật cầm một

thanh gỗ, và bằng những lời phù chú, ông ta biến thanh gỗ thành một con voi trước
mặt khán giả. Bản chất "lệ thuộc" thì giống như thanh gỗ - nó thực sự là một thanh gỗ.
Bản tính "tưởng tượng" thì giống như con voi - là một nhận thức sai về thực tại. Bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.