niệm śamathā, người hành thiền trải qua những Con Đường còn lại và những giai
đoạn tu chứng (bhūmis) của Bồ tát.
Tiến trình có tính quyết định được mô tả bằng những thuật ngữ tâm lý-siêu nhiên như
một āśraya-parāvqtti, một "sự xoay hướng nền tảng". "Nền tảng" ở đây là mức độ sâu
nhất của ý thức, ālaya-vijñāna, a-lại-da thức hay tạng thức, tức thức được hiểu như
một "kho chứa". Trong tình trạng thanh tịnh, nó là dòng chảy không phân biệt của ý
thức gọi là paratantra-svabhāva. Trong tình trạng uế tục, nó là tập hợp tiềm thức của
các bīja, 'mầm mống' được gieo trong quá khứ vào ý thức, và nó "toả hương" trong
các thời điểm tương lai với các nhận thức về nhị nguyên, và vì thế tạo thành phương
tiện hoạt động cho karman, nghiệp (có thể thấy ở đây ảnh hưởng của trường phái
Sautrāntika đối với tư tưởng Đại Thừa). Hoạt động này của ý thức "kho chứa" cũng
được ám chỉ trong tên gọi của nó, có nghĩa là "ý thức bám chặt". Thanh luyện ālaya-
vijñāna của các mầm mống sẽ thanh luyện các mức độ ý thức khác của vijñapti, "ý
thức hóa", (được liệt kê thành 7 mức độ).
Trường phái Yogācārin cũng mô tả tiến trình mà bản tính lệ thuộc được coi như là bản
tính tưởng tượng, nghĩa là tiến trình để ālaya-vijñāna, mức độ ý thức cơ bản, được
biến đổi thành sáu ý thức giác quan, gọi là tiến trình "biến đổi ba phương diện ý thức".
Như thế trường phái này đã tự ý chấp nhận phân tích của Vi Diệu Pháp về thế giới
nhận thức, được thích nghi từ các trường phái ngoài Đại Thừa.
*
Học Thuyết Tam Thân (Trikaya)
Trường phái Yogācārin cũng còn phải chịu trách trách nhiệm về việc phát triển giáo lý
đã được soạn thảo công phu về bản chất Phật Bảo (Buddha Jewel) và đề ra rằng Đức
Phật có tới 'ba thân xác' (trikaya). Pháp thân (dharmakaya), tức thân xác phật pháp.
hay là tự tính thân (svabhavikakaya), thân xác của chính hữu thể nào đó' thân xác này
thanh tịnh, có nguồn tâm thức phi lưỡng tính, chính con người Đấng Giác Ngộ mới
cảm nghiệm được, vì là bản chất thật của thân xác này, hay bản chất lệ
thuộc. Paratantra-svabhava, có nghĩa là thân xác này hoàn toàn có thực. Thân xác
này chính là tuệ giác, hoàn toàn và tuyệt đối tinh khiết thuộc bất kỳ khái niệm nhị
nguyên tính nào. Xuất phát từ quan điểm trần tục thân xác này là tập hợp các đức tính
tâm linh tốt cấu thành hay định rõ đặc điểm tuệ giác của Đức Phật. Ứng thân
thân (sambhogakaya) là thân xác hưởng thích thú hoàn toàn hoặc hỗ tương chính là
Đức Phật đã xuất hiện nơi cõi Tịnh độ, để giúp đỡ chúng sanh đạt đến được giải thoát,
và chính vì thế thân xác đó cũng chính là Đức Phật đã giảng giải Kinh Phật giáo Đại
Thừa. hiểu theo nghĩa này thân xác này thực sự là thân xác quan trọng nhất của Đức
Phật nơi các thuật ngữ tôn giáo, và cũng chính vì thế thân xác này chính là Đức Phật
được mọi người tôn kính. – Một Đức Phật nguyên mẫu thuộc kinh nghiệm thị
giác. Phật Bảo Thân cũng là một hình thái trong đó các vị bồ tát đang tiến bước trên
con đường Lục độ cuối cùng đạt đến được Phật tính. Và các vị Bồ tát nguyên mẫu này