ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 87

được hiểu là các hình thái Phật Bảo Thân vậy. Thân xác này, hay kaya , lại chỉ có thực
hay chỉ hiện thực một cách tương đối thôi. Vì thân xác này còn có tự tướng biến kể sở
chấp tính
(parikalpita svabhava) hay là bản chất chi được tưởng tượng ra' mà thôi, có
nghĩa là thân xác này can dự vào thế giới nhị nguyên thuyết. Ngay cả như thế đi chăng
nữa, thân xác này vẫn là một thân xác tinh tế xuất sắc và hoàn hảo, bao gồm tới 112
điểm đại sĩ phu truyền thống (Mahpurusa) hay là thuộc hạng "siêu nhân." Thân xác
hoá thân (nirmanakaya)
tức là "thân xác được biến đổi hay được tân tạo". Chính là
cái thân xác Đức Phật lịch sử, chẳng có gì khác hơn so với một cách tạo dụng thần bí
nơi một thân xác nguyên thể Phật Bảo Thân. Điều này chính là trường hợp, thân xác
này cũng là bản chất tự tướng biến kể sở chấp tính. Nhiệm vụ của hình thái hão huyền
này chính là điều giảng giải cho những ai không theo Phật giáo Đại Thừa.

Có nhiều phương thức đề cập về Phật thân được các vị thiền sư và nhiều trường phái
phát triển thêm sau này. Nhưng toàn bộ những phương thức này đều đặt cơ sở trên
học thuyết tam thân Yogacarin này cả, nhưng lại thường xuyên tăng thêm một số Phật
thân khác nữa. Tăng đoàn dGe-lugs, thuộc trường phái Trung Đạo Thuyết ở Tây Tạng
lại đề xuất một phương thức gồm bốn Phật Thân cũng có số người khác lại đưa ra đến
năm Phật Thân

(145)

. Ta cũng cần nói ở đây là có một bằng chứng chữ khắc nổi vẫn

còn tồn tại xuất phát từ giai đoạn này, và bằng chứng này cho thấy những tư tưởng
thời trung cổ về bản chất Đức Phật không được diễn tả một cách riêng biệt những học
thuyết rắc rối thuộc loại này như thể học thuyết tam thân này có điều đã trở thành rất
rõ ràng là song song với việc phát triển học thuyết Tam Thân này vẫn còn thấy nổi lên
một quan điểm khá phổ biến về Đức Phật như là một sự hiện diện cá nhân sống động
và hiện diện lâu dài nơi nhiều tăng đoàn Phật Giáo. Được phản ánh bằng việc cung
cấp cho họ tiện nghi ăn ở hết sức đặc biệt và tinh tế, dưới dạng
những Gandhakutis hay phòng có mùi thơm, hay trong một lena khoét trong đá hay là
những căn hầm bằng đá. Phần thêm vào nơi một ngôi chùa có bức tường phía sau có
một hình Đức Phật. Đang khi những điều được triển khai như vậy có thể dùng làm
bằng chứng tốt nhất nơi nhiều vị trí tu trì những điều này cũng còn liên quan đến
những phát triển về nguyên lý Tam thân Phật, có nghĩa là Nalanda và Valabhi. Bản
chất đích thực của mối tương quan giữa hai hiện tượng này không được phổ biến
mấy

(146)

.

Kết Luận Về Các Trường Phái Đại Thừa

Đại học Nālandā và các đại học sau này do các vua Pāla thiết lập đã trở thành những
trung tâm giáo dục quốc gia và quốc tế cống hiến một chương trình sâu rộng cho các
Tỳ khưu và tín đồ Phật giáo, cũng như cho những người ngoài đạo Phật. Vào thời cao
điểm của nó, Nālandā đào tạo mười ngàn sinh viên, mà mỗi ngày các sinh viên này có
thể chọn học đến mức tối đa một trăm giảng trình khác nhau (tuy phần lớn được giảng
dưới dạng phụ đạo và trong các cuộc tranh luận). Ở đại học này không chỉ giảng dạy
triết học Phật giáo, mà cả những ý tưởng của các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhờ đó tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.