ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 88

được một sự tương tác sâu xa giữa các tư tưởng

(147)

, cũng như đón nhận được tinh hoa

của các tư tưởng khác nhau. Song song với sự phát triển của trường phái Yogācārin,
các tu viện đại học cũng chứng kiến sự phát triển của một truyền thống các nhà lôgic
học Phật giáo. Sự phát triển này khởi đầu với Dignāga (thế kỷ V-VI), một học trò của
Vasubandhu, với tác phẩm chính là Pramāṇavarttika. Vì Phật giáo được xây dựng
trên nền tảng là sự tìm kiếm hiểu biết sự vật trong bản tính đích thực của chúng, nên
người ta coi mục tiêu cốt yếu của nó là đạt được khả năng thiết lập được những nguồn
gốc hợp lệ của nhận thức. Quan tâm chính của các nhà lôgic học Phật giáo là thiết lập
những phương tiện hợp lệ này của nhận thức, gọi là pramāṇas, và để đạt mục tiêu
này, họ sẵn sàng đi vào các cuộc tranh luận triết học chi tiết với các đối thủ ngoài Phật
giáo. Tuy những nhà lôgic học này thường được gắn liền với các trường phái
Yogācārin hay Sautrāntika vì có những tham chiếu về các học thuyết của các trường
phái này trong các tác phẩm của họ, nhưng sự liên hệ của các vị thầy này với các
trường phái đó không dễ nhận ra, bởi vì tiêu điểm tập trung tư tưởng của họ rất hẹp.
Tuy nhiên, công trình của các nhà lôgic học này đã tạo một ảnh hưởng rất to lớn,
khiến cho các chương trình đại học sau này (và hiện nay vẫn còn được duy trì trong
Phật giáo Tây Tạng), việc truy tìm những nguồn hợp lệ của nhận thức trở thành nền
tảng của việc đào luyện, cốt yếu cho việc nghiên cứu và thực hành, thậm chí nó còn đi
trước cả việc phân tích Vi Diệu Pháp.

Ít là ở thời kỳ đầu, các trường phái Đại Thừa không hề xa rời nhiệm vụ chính là đi
trên con đường Giác ngộ. Trong mọi trường hợp, sự quan tâm của họ là lý giải và hệ
thống hóa những lời dạy của một nhóm kinh điển được coi là lời của Đức Phật. Trong
mọi trường hợp, các trường phái Đại Thừa đều cố gắng thiết lập bản chất chính xác
của "Chánh kiến", là giai đoạn đầu tiên của Bát Chánh Đạo. Giác ngộ thường được
mô tả như là đạt tới trạng thái "thấy được sự vật theo đúng bản chất của chúng", và
phần lớn các tranh luận giáo thuyết được khai triển trong Đại Thừa đều là một cố gắng
nhằm thiết lập "cách thức mà sự vật xuất hiện thực sự" như thế nào. Thế nhưng các
thế hệ sau hình như bị sa lầy trong những cuộc tranh luận kinh viện và những cố gắng
rắc rối khó hiểu nhằm hệ thống hóa những lời dạy của mọi kinh điển và trường phái
khác nhau.

-----*-----

16

HỌC THUYẾT TATHĀGATAGARBHA

T

rong viễn tượng giáo lý Đại Thừa, học thuyết Tathāgatagarbha có vẻ là nghịch lý.

Trong khi Nāgārjuna đồng hóa niết bàn và luân hồi dựa trên tính chất chung của
chúng là thiếu hiện hữu nội tại svabhāva, thì Tathāgatagarbha đồng hóa chúng dựa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.