ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 89

trên cơ sở ngược hẳn lại. Đối với Đại Thừa, mọi sự vật đều là svabhāva-śūnya, trống
rỗng svabhāva, còn học thuyết Tathāgatagarbha lại nhấn mạnh một hạt nhân thường
hằng và không thể phá vỡ trong mọi sự vật, và hạt nhân này là cái hiện hữu thực sự, là
nền tảng cho mọi thực tại trần tục và siêu việt. Nền tảng này được gọi là
Tathāgatagarbha, nghĩa là "Như Lai Tạng" hay "phôi" của Tathāgata, "mầm mống"
của quả Phật hiện diện trong mọi chúng sinh và được khám phá ra nhờ việc thực hành
siêu nhiên để chói sáng lúc Giác ngộ. Trong khi các bản văn ban đầu
của Tathāgatagarbha hiểu điều này theo nghĩa đơn thuần là một tiềm thể có trong mọi
chúng sinh, thì truyền thống sau này đã hiểu nó theo nghĩa bản thể hơn, như là "vật"
mà sự hiện hữu của nó giúp cho người không giác ngộ được trở thành giác ngộ. Chính
sự hiện diện của Tathāgatagarbha này đã khuyến khích Đức Phật cố gắng rao truyền
Đạo cho mọi chúng sinh, vì Ngài có thể thấy rằng mọi chúng sinh đều nhờ nó mà có
khả năng trở thành một vị Phật. Theo viễn tượng của Tathāgatagarbha, đây chính là ý
nghĩa đích thực của câu chuyện kể về việc Brahmā Sahaỵpati xin Đức Phật giảng
đạo

(148)

. Lối giải thích bản thể luận này chắc hẳn dẫn tới những vấn đề tôn giáo thực

tiễn (khác biệt với các vấn đề lý thuyết), vì tư tưởng cho rằng mỗi người chúng ta đều
"chứa" quả Phật đôi khi bị hiểu theo một nghĩa có thể phá vỡ giá trị của việc thực
hành thiêng liêng xét như một phương tiện biến đổi bản thân. Nếu những người thực
hành thiêng liêng nghĩ mình đã được Giác ngộ rồi, thì còn cần cố gắng để làm gì?

Tathāgatagarbha không phải một trường phái theo cùng một nghĩa như khi nói về
trường phái Madhyamaka và Yogācārin, cũng không có cùng tầm ảnh hưởng như hai
trường phái này trong và ngoài Phật giáo (có thể vì nó giống với các học thuyết Ấn
giáo), và cũng không tạo nên những nhóm đồ đệ biệt lập.

(149)

Thực tế người ta đã từng

tranh cãi rất nhiều về việc nó có thực sự phân biệt với trường phái Yogācārin hay
không, cả hai cùng xuất hiện cùng một thời kỳ và cùng chia sẻ chung một số bản văn
cơ bản của Asaṅga.

(150)

Có vẻ như học thuyết Tathāgatagarbha đã tạo được rất ít ảnh

hưởng đối với tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trước thế kỷ XI.

Các kinh cổ xưa nhất của Tathāgatagarbha là Tathāgatagarbha Sūtra (Như Lai Tạng
Kinh) và Śrīmālādevi-siỵhanāda Sūtra (Thắng-man Sư Tử Hống Kinh), cả hai có thể
đã có từ thế kỷ III CN. Tathāgatagarbha Sūtra rất ngắn, chỉ gồm hơn chín câu ví được
dùng để giải thích cách thức mà Tathāgatagarbha được giấu ẩn trong thực tại trần tục.
Ở đây Phật nói "Như thế, tuy bị che phủ trong sự ô trọc, luân hồi từ kiếp này sang
kiếp khác, nhưng chúng [chúng sinh] có Tathāgatagarbha, chất chứa nhân đức, luôn
luôn thanh tịnh, và vì thế chúng không khác với ta."

(151)

Kinh Śrīmālā-siỵhanāda, "Bài

giảng về tiếng gầm sư tử của hoàng hậu Śrīmālā" thì dài hơn, với người hùng là nữ
hoàng Phật giáo Śrīmālā, và một số người cho rằng kinh này có nguồn gốc
Mahāsaṅghika.

(152)

Khi nhận lời Đức Phật tiên tri mình sẽ thành Phật, bà đã đọc mười

lời thề lớn, và giảng một học thuyết về ekayāna, một đường duy nhất, và học thuyết
về Tathāgatagarbha. Trong khi đối với Madhyamaka, śūnyatā chỉ về sự trống rỗng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.