được dịch là "Đánh Thức Niềm Tin trong Đại Thừa", được cho là của tác giả
Aśvaghoṣa, một tác giả Ấn Độ ở thế kỷ II CN., và có thể đã được soạn ở Trung Á hay
Trung Hoa. Khảo luận này đã ảnh hưởng rất mạnh trong Phật giáo châu Á và trường
phái Hòa Yên của Trung Hoa, tại đây Tathāgatagarbha được coi như là khúc quặt thứ
tư của Bánh Xe Giáo pháp.
Tuy xét một cách hời hợt bề ngoài, học thuyết Tathāgatagarbha có vẻ như phủ nhận
nhiều chủ đề trọng tâm của Phật giáo cơ bản (và vì thế bị các Phật tử không theo học
thuyết này chỉ trích), nhưng khác với trường phái Madhyamaka, nó có thể được coi là
một khía cạnh của khuynh hướng dai dẳng trong Phật giáo muốn mô tả Quả Phật bằng
những kiểu nói tích cực, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong những tổng hợp giáo
lý Phật giáo của các dòng Phật giáo Tây Tạng.
Chỉ so sánh một cách sơ sài như trên đây giữa Madhyamaka và Tathāgatagarbha sẽ là
không công bằng đối với sự đóng góp phức tạp và phong phú
của Tathāgatagarbha cho sự phát triển rộng rãi hơn của Phật giáo Đại Thừa. Chúng ta
không được quên rằng có một sự liên tục rất lớn giữa Madhyamaka và Yogācārin
trong quan tâm chung của họ về śūnyatā, sự trống rỗng, và có lẽ học
thuyết Tathāgatagarbha, với tính chất bản thể của nó, nên được đối chiếu với cả hai
trường phái trên gộp lại. Lúc đó chúng ta sẽ thấy cả ba truyền thống giáo lý này bổ
sung nhau. Trong khi Madhyamaka thiết lập nội dung nhận thức của Giác ngộ, và
trong khi Yogācārin nhấn mạnh việc thực hành thiêng liêng như là phương tiện để
chúng ta đi từ tình trạng không giác ngộ hiện tại đến Giác ngộ, thì học
thuyết Tathāgatagarbha tìm cách cắt nghĩa làm sao sự chuyển biến này có thể thực
hiện được.
-----*-----
17
PHÁI TANTRA VÀ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG
T
antra và Mật Tông (vajrayāna) là những truyền thống bí truyền, và khác với các
truyền thống trước đây, học thuyết của những phái Phật giáo này chỉ dành cho những
người Phật giáo đã nhận được sự khai tâm thích hợp. Hơn nữa, những kinh điển phát
sinh từ phong trào này chất chứa đầy biểu tượng khiến hầu như không thể hiểu nổi
nếu không có sự cắt nghĩa của một thầy dạy, và chỉ có thể đạt được bởi những ai đã
tiếp nhận abhiṣeka, sự khai tâm trong truyền thống Tantra. Bài này sẽ trình bày về hai
phái này một cách tổng quát.