có sự phân biệt giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Bằng những cách thức
đó, họ có thể đạt siddhi, "thành công", dù là trong thế giới phàm tục hay thế giới
thiêng liêng cao siêu nhất.
Những bậc hành đạo Tantra cao nhất (gọi là anuttarayoga, xem dưới đây) gồm việc
kích thích và vận dụng những năng lực của toàn cơ thể tâm sinh lý, và người ta đã xác
định cả một hệ thống phức tạp những đường thực hành năng lực trong cơ thể để thể
hiện việc này. Đây là một hình thức yoga tình dục, bao gồm việc giao hợp nghi tiết
với một nữ śakti, (nghĩa đen là "lực"), có mục đích kích thích việc phát sinh yếu tố
giác ngộ, được biểu tượng bằng tinh trùng của người hành lễ. Hiển nhiên những việc
thực hành này, nếu theo nghĩa đen sẽ là phá vỡ giới bổn Prātimokṣa buộc Tỳ khưu
phải tiết dục hoàn toàn, do đó một số truyền thống Tây Tạng sau này đã theo Atīśa cắt
nghĩa một cách nhấn mạnh rằng ngôn ngữ này hoàn toàn chỉ có nghĩa biểu tượng -
người nữ giao phối là biểu tượng trí tuệ siêu việt, người nam giao phối biểu
tượng upāya, "phương tiện hiệu quả". Tuy nhiên, lối giải thích biểu tượng này không
phổ biến, và có một truyền thống Mật Tông cổ xưa mô tả người Mật Tông lý tưởng là
người có việc thực hành Tiểu Thừa bề ngoài (nghĩa là công khai), việc thực hành Đại
Thừa tư riêng, và việc thực hành Mật Tông bí mật. Các chứng cớ khảo cổ học cho
thấy những mức độ cao nhất của việc thực hành Tantra công khai chỉ có từ khoảng thế
kỷ X-XI trở đi, nghĩa là rất muộn, và cả vào thời kỳ này, nó vẫn gây ngộ nhận và xúc
phạm. Nhà hành hương người Tây Tạng Dharmasvāmin, sau khi đến thăm Bodh Gaya
vào thế kỷ XIII, mô tả những "Śrāvakas Tích Lan" công khai tố cáo những người
thuộc phái Mật Tông, đốt những bản kinh Tantra và phá huỷ một bức ảnh của một vị
Phật nam thịnh nộ gọi là heruka tại một thánh điện ở đó.
(155) (156)
Lịch sử của phái Tantra rất tối tăm, giống như nhiều điều khác trong lịch sử Phật giáo
Ấn Độ, nhưng các sử gia đã có thể xác định được một số giai đoạn phát triển của nó.
Bằng chứng đầu tiên về sự xuất hiện những đặc tính được coi là thuộc Tantra có rất
sớm, từ thế kỷ II CN., và gồm những chương lấy từ các kinh khác nhau của Đại Thừa
về những Dhāraṇī, những chuỗi vần dài khó hiểu được cho là có những năng lực khác
nhau. Rõ ràng những vần này có liên quan tới những câu niệm chú của Đại Thừa và
những bản văn gọi là paritta, như Mettā Sutta được những người Phật giáo ngoài Đại
Thừa tụng lên để xin sự che chở. Những kinh Tantra cổ xưa nhất được dịch sang tiếng
Trung Hoa từ thế kỷ III. Tuy nhiên, giai đoạn đầu này, đôi khi được gọi là
Mantrayāna, trong một thời gian dài không có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng Phật
giáo nói chung.
Từ thế kỷ VIII, tình hình này đã thay đổi, và Tantra đã được biết đến khá nhiều và đã
bắt đầu kích thích những hoạt động chú giải trong các đại học lớn. Sự biến chuyển này
chắc hẳn có liên quan tới sự xuất hiện của triều đại Pāla ở Bihar và Bengal (760-1142
CN.), triều đại đã thiết lập những đại học mới ở Vikramaśīlavà Odangtapurā. Những
đại học này đã trở thành trung tâm của phong trào mới, và chủ yếu từ đây mà Phật