ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 94

giáo được truyền sang Tây Tạng. Nó cũng có thể được coi như một sự phục hưng để
phản ứng lại sự suy đồi của Phật giáo đã được mô tả lại bởi Yuan-tsang khi ông đến
thăm Ấn Độ vào thế kỷ VII. Cần nhấn mạnh rằng trong mọi giai đoạn đều có những
người hành đạo Tantra sống trong các tu viện như những Tỳ khưu được thụ giới đầy
đủ, tuân giữ những giới luật Vinaya giống như các Tỳ khưu khác. Có thể nói giai đoạn
thứ hai này đánh dấu nguồn gốc thực sự của phái Mật Tông, vì trong giai đoạn này
các biểu tượng, thuật ngữ, và phần lớn nghi lễ đã được thiết lập.

Trong phái Mật Tông, người ta đã xác định được thêm hai giai đoạn nữa. Giai đoạn
thứ nhất được một số học giả gọi là Sahajayāna, liên quan tới các hoạt động của một
nhóm gọi là mahā-siddhas, những người "tinh thông xuất chúng", truyền thống kể ra
con số 84 người, từ thế kỷ IX tới XII. Đây là những Thiền sư hoàn hảo đi rảo khắp các
vùng đồng quê theo kiểu các nhà phù thủy tốt lành, bề ngoài không lệ thuộc một tu
viện nào, thường có một người đồng hành thuộc giai cấp thấp đi theo để giúp ông thực
hiện các nghi lễ Tantra và hành thiền. Hệ tư tưởng của họ là của Mật Tông, và họ
dùng những bài ca huyền bí để ca ngợi mahāsukha, "đại lạc" (= niết bàn) tức
sahaja, "cái cùng xuất hiện" với niềm hạnh phúc phát sinh từ cuộc phối hợp giữa
người hành thiền và người đồng hành, nhờ các phương pháp thiền để dẫn đến sự kết
hợp giữa upāya Prajñā (trí tuệ).

(157)

Qua nếp sống của mình, một số "bậc tinh thông" siddhas thách thức và chế nhạo sự tự
mãn và nghi thức bề ngoài của các cơ chế tôn giáo trong các đại học tu viện. Phương
pháp tìm kiếm tôn giáo trong tinh thần chống các quy luật đạo đức của họ cũng như
lối biểu tượng tình dục và việc thực hành của phái Mật Tông thời sau chứng tỏ họ có ý
muốn gây điều chướng tai gai mắt. Trong thực tế, việc phá bỏ những cấm kị là một
nét đặc trưng quan trọng của việc thực hành trong phái Mật Tông - theo đó người ta
nhấn mạnh việc giao hợp với phụ nữ thuộc giai cấp ti tiện, ăn thịt (đặc biệt thịt chó và
xác người) và các chất ô uế khác, và tiếp xúc thường xuyên với các vùng đất hoả
thiêu, tất cả những điều này đều vô cùng ghê tởm đối với Bà La Môn giáo. Người ta
không rõ chính Phật giáo có tiếp thu những giá trị đó trong thời kì này hay không.

Sự phát triển của giai đoạn cuối cùng và muộn thời này được gắn liền với một bản văn
gọi là Kālacakra Tantra, hình như đã được soạn trước giữa thế kỷ XI, và là bản kinh
Tantra cuối cùng xuất hiện tại chính Ấn Độ. Kālacakra Tantra được viết bằng tiếng
Phạn cổ điển, không giống những tác phẩm Tantra của thời kì trước đều viết bằng thứ
ngôn ngữ pha trộn giữa Prakrit và saỵdhyābhāṣā, "ngôn ngữ ám chỉ", cả hai loại ngôn
ngữ này đều khó đọc và khó hiểu. Việc sử dụng tiếng Phạn cổ điển cho thấy đây là
sản phẩm của một cộng đồng tu viện trí thức hơn là soạn tác của một cá
nhân siddha nào. Nó đưa vào những yếu tố chính trị và chiêm tinh không thấy có
trong những tác phẩm trước, ví dụ, sự tổng hợp việc thờ phượng các vị thần Phật giáo
và Ấn giáo được quan niệm như là ngăn chặn các cuộc xâm lăng Hồi giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.