ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 92

Tantra là một hiện tượng tràn lan khắp Ấn Độ. Đây là một phong trào sử dụng các thủ
thuật của nghi lễ ma thuật và thiền, trong một tinh thần chống lại các quy tắc đạo đức,
nhằm đạt những mục tiêu thế tục và tôn giáo. Phái Phật giáo Tantra hình như đã phát
triển chủ yếu trong môi trường Đại Thừa, và mặc dù sau này nó sẽ làm phát sinh phái
Mật Tông, là thời kỳ lớn thứ ba của lịch sử Phật giáo Ấn Độ, nhưng nó vẫn cố ý giữ
lại mãi mãi tư cách Đại Thừa của nó. Vì vậy người Phật giáo Mật Tông đi theo lý
tưởng Bồ tát của Đại Thừa, tìm cách trở thành Phật để cứu độ tất cả chúng sinh. Sự
nhấn mạnh lớn nhất trong Mật Tông là về nghi lễ ma thuật, và sự phát triển về lãnh
vực này là nét đặc trưng chủ yếu phân biệt nó với các phái Phật giáo khác trước nó. Ý
nghĩa triết học về thực tại được hiểu theo học thuyết Đại Thừa chính truyền mà không
có mấy sự thay đổi. Phản ánh học thuyết Tathāgatagarbha và sự đồng hóa niết bàn
với luân hồi của Đại Thừa, người mới nhập đạo thấy mình đã được Giác ngộ. Học
thuyết "duy tâm" của Yogācārin cũng có tính quyết định, vì nó dành vai trò trọng tâm
cho việc hành thiền trong nghi lễ Tantra, khiến cho mọi sự vật, kể cả các đồ vật trần
tục, cũng được nhìn như biểu tượng của thực tại được nhận thức bởi tâm của người
Giác ngộ. Người hành thiền vun trồng một thái độ coi mọi khía cạnh của thế giới trần
tục ảo ảnh như là sự biểu hiện của cái tâm giác ngộ.

Phái này đặt nặng tầm quan trọng của việc đạt kết quả tức thì, với ý hướng là người
mới nhập đạo cố gắng đạt giác ngộ ngay bây giờ, trong chính kiếp sống này, chứ
không phải sau nhiều kiếp thực hành Chánh Đạo. Người ta vẫn giữ lại nguyên tắc quy
y, nhưng giải thích lại nguyên tắc này như là sự kinh nghiệm trực tiếp của người thực
hành Tantra. Vì thế mỗi người sẽ coi sư phụ của mình như là Phật Bảo, vì là người
khai tâm cho mình và dẫn dắt mình; coi Pháp Bảo như là iṣṭadevatā, "thần tuyển
chọn" của mình, nghĩa là vị Phật hay Bồ tát mà mình thị kiến hay cảm nghiệm trực
tiếp được; và Tăng Bảo là ḍākiṇī, "nữ chúa", là cộng đồng thiêng liêng gợi hứng cho
đời sống thiêng liêng ở mức độ tột đỉnh. Phát Tantra bắt đầu bằng những tình cảm cơ
bản là ghét và tham, không coi chúng là những cản trở cho đời sống thiêng liêng, mà
như là những phương tiện mạnh mẽ để đạt lý tưởng Bồ tát. Bản năng sinh sản thâm
sâu nơi con người được vun trồng để sinh ra Quả Phật; phản xạ tự nhiên huỷ diệt
những gì đe doạ bản ngã trần tục được đổi hướng để nhằm tiêu diệt những sự uế tục
làm vẩn đục Quả Phật bẩm sinh nơi con người.

Về phương pháp thực hành tôn giáo, và phương tiện để người ta đạt giác ngộ tức thì,
Tantra sử dụng nghi thức pháp thuật để đạt những mục tiêu thiêng liêng của Phật giáo
Đại Thừa. Nền tảng của ma thuật này là sự đồng hóa bằng biểu tượng giữa thân xác và
hành động của người hành đạo với những khía cạnh của vũ trụ vật chất và siêu nhiên.
Dựa trên cơ sở đồng hóa này, bằng những thao tác mềm dẻo của thân xác, người hành
đạo có thể điều khiển thế giới bên ngoài. Nhưng quan trọng hơn nữa, trong cái nhìn
cứu độ, việc điều khiển thế giới bên ngoài của người hành đạo cũng có thể biến đổi
thế giới bên trong thân xác mềm dẻo của họ, vì đối với người hành đạo Tantra, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.