ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 95

Các tác phẩm của Mật Tông thì nhiều vô kể. Mỗi bản văn riêng biệt đều được gọi là
một tantra, tương đương với Sūtra, có nghĩa là "sợi chỉ, xâu chuỗi các lời dạy", và
những kinh cổ xưa nhất được gán cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì thế các kinh này
được coi là lời của Phật, và được đưa vào chung với các kinh Sūtratrong các sưu tập
lời dạy của Phật của Tây Tạng và Trung Hoa. Kinh điển Tây Tạng chứa những bản
dịch của gần năm trăm tantra và hơn hai ngàn bình luận về các tantra này. Phần lớn có
liên quan đến những lời hướng dẫn việc thực hiện các nghi lễ và thiền định tinh vi. Về
sau các tantra của Tây Tạng đã được hệ thống hóa thành bốn loại tantra:
tantra kriyā, "các kinh về hành động"; tantra caryā, "các kinh về giới luật";
tantra yoga, "các kinh về việc phối hợp"; và tantra anuttarayora, "các kinh tối hậu"

Các xâu chuỗi lời dạy kriya này tạo thành một phạm loại bản văn Kinh Phật rộng xuất
hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai và thứ sáu sau CN. Các bản văn này gồm cả một
số xâu chuỗi (tantras) rất cổ và là những bản văn đầu tiên được dịch sang tiếng Trung
Hoa (từ thế kỷ thứ III trở về trước. thí dụ như Đại Vân Thỉnh Vũ Kinh (Mahamegha
Sutra) (có từ trước năm 439 sau CN.) Các xâu chuỗi lời dạy kriya – cụ thể như Đại
vân thỉnh vũ Kinh (Mahamegha Sutra), chỉ liên quan đến việc cầu mưa gió mà thôi -
không giống như các loại xâu chuỗi lời dạy còn lại, chủ yếu thuộc dạng công cụ, chỉ
được dành riêng dùng cho những mục tiêu trần tục mà thôi. Do bản chất phi thần học,
các xâu chuỗi kriya không thể được thay thế bằng một số các xâu chuỗi sau này.
Chúng được phân bổ nơi bốn kulas một, hay là bốn 'gia đình' là kula như lai, kula hoa
sen, kula kim cương và kula thời gian, và mỗi kula đó tập trung lại để thờ tự một số
đông các Phật nhân và bồ tát hay các vị thần thánh. Rất nhiều kula như vậy đều dựa
trên các Mật chú (dharanis) trong số này phải kể đến các
Kinh Aryamanjusrimulakalpa, Kinh Subahupariprccha,
Kinh Aparimitayurjnadrdayadharani, song song với nhiều kinh khác nữa.

Các xâu chuỗi lời dạy cariya tạo thành một loại nhỏ các bản văn Kinh Phật rất có thể
đã xuất hiện từ thế kỷ thứ VI trở về trước. gồm
Tantra Mahavairocanabhisambodhi (c.600) và một số bản văn Kinh Phật phụ khác
nữa. Vì là một loại bản văn, chính vì thế tantra này hầu như hoàn toàn tập trung vào
việc thờ tự Phật Tỳ-Lư-Xá-Na (Vairocana). Cho dù cũng có liên quan đến việc đạt
được các thành tựu (siddhis), hay các quyền lực trần thế, không giống như các kriya
tantras,
tuy vậy các thành tựu này được đạt đến thông qua một qui trình mường tượng
đến chính mình như là một Phật Tỳ-Lư-Xá-Na (Vairocana).

Các xâu chuỗi lời dạy yoga tập trung nơi Tỳ-Lư-Xá-Na (Vairocana) cũng giống như
vậy, và kể cả tantra Sarvatathagatatavasamgraha (c.700). Tantra
Sarvadurgatiparisodhana và Tantra Manjusrinamasamgiti
cũng phản ánh một việc
thờ tự đối với vị Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Cùng với các tantra Cariya cả hai tập hợp
lại thành nền tảng các trường phái Mật Tông Shingon và Mật Tông Nhật Bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.