ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 85

tính hoàn hảo là sự kiện hay nhận thức đúng rằng không hề có "con voi" trong thanh
gỗ.

Tại Đông Nam A, học thuyết Ba Bản Thể (trisvabhava) lại nhận được một cách giải
thích hoàn toàn khác biệt.

(143)

Ở đó mối liên quan giữa ba bản thể được quan sát thấy

như là một qui trình tiến bộ. Thông qua đó người luyện tập tiến tới một khi họ chiếm
được hiểu biết sâu rộng hơn bản chất thật mọi sự vật là gì, bản chất do 'tưởng tượng'
mà ra chính là cõi trần tục nơi kinh nghiệm ta có được hàng ngày. Trong đó với tư
cách là những hữu thể thực sự, chúng ta hiểu được đối tượng thực sự là gì. Như thể
hiện được thông qua tu luyện siêu nhiên. Bản chất các hiện tượng này trên đó chúng ta
đã rọi chiếu một cách sai lầm những ảo tưởng nhị nguyên chính là 'phụ thuộc' vì nó
nổi lên trên cơ sở những nhân duyên và duyên khởi - đó chính là dòng chảy điều kiện
hoá hỗ tương các Pháp thuộc Duyên Sinh (pratitya-samutpada) mà ra. Nhận thức về
tự tánh -svabhava này, chính vì thế lại gần gũi hơn với hiểu biết về cách thức sự vật
thực sự hiện hữu như thế nào. trong đó tính vô thường được hiểu biết cặn kẽ và bản
chất lệ thuộc nơi thực tại 'tưởng tượng' nơi nhận thức thường ngày cũng như vậy. Tuy
nhiên, ngay cả điều này chỉ thể hiện được một cách hết sức giới hạn về bản chất 'tuyệt
hảo' được hiểu như là điều gì đó trong trắng bất biến, là thực tại tuyệt đối nhằm tăng
cường cho bản chất 'lệ thuộc' vô thường đó. Chính vì thế những người theo trường
phái Yogacarin tại Đông Nam Á hiểu được parinispanna-svabhava như là một điều
tuyệt đối thuộc bản thể học. Không còn nghi ngờ gì nữa. Trong khi thực hiện như vậy,
họ phản ảnh được một số ảnh hưởng từ phía học thuyết tathgagarbha.

Khác với Madhyamaka, trường phái Yogācārin khai triển một hệ thống siêu hình học
và tâm lý học, một phần là nhằm tạo một khung thống nhất cho các kinh nghiệm thiền
định được bao gồm trong các kinh "duy tâm". Cách riêng, việc trường phái này gán
cho các bản tính lệ thuộc một bản chất hữu thể tích cực một đàng là do nhu cầu đối
kháng lại trào lưu cực đoan nguy hiểm về tinh thần là thuyết hư vô, một đàng là do
nhu cầu suy luận lôgic đòi hỏi phải có một nền tảng bản thể hiện hữu thực sự để cắt
nghĩa những hiện tượng sai lạc của bản tính tưởng tượng.

Việc Thực Hành Của Yogācārin

Khảo luận cơ bản của trường phái là tác phẩm Yogācārabhūmi của Asaṅga, phản ánh
sự đào luyện của tác giả trong các trường phái ngoài Đại Thừa trước khi ông chuyển
qua quan điểm Đại Thừa. Nó dựa theo những thủ bản suy niệm và thực hành có trước
mang cùng tên gọi, lưu hành trong trường phái Sarvāstivādin ở Kashmir

(144)

. Các thủ

bản thực hành của Yogācārin hướng dẫn người hành thiền đi vào sự suy niệm của tâm
về thân xác, cảm giác, tư tưởng, và dharmas, cả nơi bản thân lẫn nơi người khác. Qua
việc suy niệm này, người hành thiền sẽ đạt được sự giác ngộvề tính phi nhị nguyên
giữa bản thân mình và người khác. Những suy niệm cao hơn sẽ giúp dẹp bỏ dần
những hoạt động của tâm linh gây ra sự nhận thức nhị nguyên, và nhờ những suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.