ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 83

được phân loại thành nitartha, "mà ý nghĩa các kinh này cũng cần được triển khai
thêm", có nghĩa là, họ giảng giải chân để hiểu theo nghĩa đen. Và chính vì thế lại
không cần đến bất kỳ giải thích nào để có thể hiểu được một cách thích hợp. Mục tiêu
của bước ngoặc Pháp Luân chính là để tái khẳng định Trung Đạo – Trung đạo giữa
hiện hữu và phi hiện hữu, giữa trường cửu thuyết và hư vô thuyết.

Học thuyết chính của trường phái Yogācārin là học thuyết cittamātra, có nghĩa là
"duy tâm". Như tên gọi của trường phái gợi ý, Yogācārin có nghĩa là "thực hành
yoga", nên có thể nguồn gốc của trường phái Yogācārin có liên quan tới kinh nghiệm
yoga, hay thiền định. Điều này lại được đề xuất hơn nữa do chính nguồn gốc các công
trình do nhiều A-tăng-kỳ tiếp thu từ tay bồ tát Dị-lạc. Các cõi trời lại được coi như là
bản đối chiếu khách quan thuộc những hiện trạng tâm linh cao hơn được cảm nghiệm
thấy nơi dhyana, hay là nhập thiền miệt mài. Và vì Bồ Tát Dị-lạc được coi như là
người cai quản cõi Trời Đâu Xuất (Tusita) điều này ngụ ý muốn ám chỉ A-tăng-kỳ đã
'gặp được' Bồ Tát Di-lạc đang khi hành thiền. Liên quan đến điều này chúng ta nên
nhớ rằng quê hương của A-tăng-kỳ, là Gandhara, và đặc biệt là vùng Kashmir, cũng là
quê quán của nhiều trường phái hành thiền. Đã nhận Bồ Tát Di-lạc làm người bảo trợ
và là đối tượng tôn thờ chính. Hơn thế nữa, Bồ tát Di- lạc, do không hài lòng với việc
tu luyện của chính mình với trường phái không thuộc Đại thừa Mahisasika, lại đã
luyện thiền trong một thời gian khoảng mười hai năm trước khi ngài có được kiến
diện với Bồ tát Dị-lạc. Trong Kinh Samdhinirmocana, Đức Phật đã khẳng định rằng
cả hai hình ảnh kiến diện đang khi hành thiền và các đối tượng được kiến diện bên
ngoài chính là duy thức (vijnaptimatra) hoàn toàn là tưởng tượng mà thôi.

(141)

Tưởng

tượng là 'sản phẩm của tư tưởng' hay là hoạt động của tâm linh', chính vì thế Đức Phật
có nói rằng tư tưởng hay đối tượng tâm linh hiện kiến được đang khi hành thiền về cõi
thế trần tục này, đều chỉ là sản phẩm của sinh hoạt tâm linh mà thôi.

Nếu học thuyết "duy tâm" là sản phẩm của tư duy về kinh nghiệm thiền, thì kinh
nghiệm này có thể giúp chúng ta hiểu rằng điều mà trường phái tư tưởng này muốn
nói không phải là mọi sự đều được làm thành bởi cái tâm (như thể cái tâm là một thứ
vật chất phổ quát nào đó), nhưng muốn nói rằng toàn thể kinh nghiệm của chúng ta
đều lệ thuộc tâm của chúng ta. Mệnh đề của trường phái nêu lên là chúng ta chỉ có thể
biết hay kinh nghiệm sự vật nhờ cái tâm của chúng ta. Ngay cả kinh nghiệm giác quan
cũng được nhận thức bằng tâm, vì thế những sự vật mà chúng ta biết, mọi yếu tố của
nhận thức của chúng ta, cơ bản đều là một thành phần của một quy trình tâm linh.
Không có gì có thể nhận thức được mà cơ bản lại khác với cái tâm ấy. Nếu chúng
khác nhau về cơ bản, chúng không thể nhận ra nhau được.

Như thế trường phái Yogācārin không có cùng lập trường với trường phái
Madhyamaka. Cách riêng, Yogācārin cho rằng Madhyamaka theo chủ nghĩa hư vô, và
vì trường phái ấy chủ trương không có hiện hữu tuyệt đối, cho nên nó đã rời xa Trung
Đạo giữa chủ nghĩa hằng cửu và chủ nghĩa hư vô. Ngược lại, trường phái Yogācārin

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.