suy nghĩ bất kỳ điều gì, chúng ta vẫn đều coi những sự vật của thế giới thông thường
như là những thực thể hiện hữu tuyệt đối. Khái niệm bẩm sinh về svabhāva này phản
ánh một tình trạng không giác ngộ của trí khôn chúng ta. Lý luận bằng lý trí không thể
sửa chữa được tình trạng này, mà chỉ có cách duy nhất là suy niệm về tính trống rỗng
của mọi vật có điều kiện. Dù sao, phương pháp của Madhyamaka cũng dẫn tới một
khuynh hướng chung, đặc biệt trong Dòng Phật giáo dGe-lugs của Tây Tạng, đó là đi
theo con đường tranh luận bằng lý trí và sử dụng trí khôn suy diễn để khẳng định chân
lý của śūnyatā.
-----*-----
15
CÁC TRƯỜNG PHÁI ĐẠI THỪA (II)
TRƯỜNG PHÁI YOGĀCĀRIN
Y
ogacara là trường phái thứ tư chúng ta đề cập đến trong số các trường phái triết học
lớn của Phật giáo; ba trường phái kia là Sarvāstivādin, Sautrāntica, và Madhyamaka.
Trường phái Yogācārin được gắn liền với những học thuyết của một số kinh duy tâm,
trong đó bản kinh cổ xưa nhất là Saỵdhinirmocana Sūtra (thế kỷ II CN.).
Sách Laṅkāvatāra Sūtra muộn hơn (thế kỷ IV) cũng khai triển học thuyết của trường
phái Yogācārin. Một số kinh như Pratyupaññā (khoảng thế kỷ I CN.)
và Daśabhūmika (trước thế kỷ III CN.) cũng chứa những yếu tố duy tâm. Người sáng
lập trường phái Yogācārin là học giả lớn Asaṅga (khoảng 310-390). Theo truyền
thuyết, Asaṅga đã nhận được một số bản văn cơ bản của trường phái từ vị Phật tương
lai là Maitreya, tại thánh địa Tuṣita (mà người ta cho là nơi ở của Phật Maitreya).
Những bản văn này gồm Madhyāntavibhāga, Mahāyāna-
sūtrālaỵkāra, và Abhisamayālaỵkāra. Người ta cũng nói ông là tác giả của một số tác
phẩm khác như Mahāyānasaỵgraha, Abhidharmasamuccaya, và Yogācārabhumi. Tác
phẩm Yogācārabhumi có thể là khảo luận có sớm nhất của trường phái Yogācārin,
phần nào đồng thời với Saỵdhinirmocana Sūtra, và rất có thể là công trình kết hợp của
nhiều tác giả.
Các nhà chú giải khác có liên quan tới nguồn gốc trường phái Yogācārin là
Vasubandhu (khoảng 320-400), tác giả của một lượng tác phẩm nhiều hơn
gồm Trisvabhāva-nirdeśa, Viỵśatikā, và Triỵśikā. Theo truyền thống, ông cũng là tác
giả của Abhidharmakośa, mặc dù, nếu đúng như vậy, thì tác phẩm này được soạn vào
một thời kỳ trước khi ông quay sang quan điểm Đại Thừa (cũng có thể có hai người
trùng tên Vasubandhu)
(138)
.