ĐẠI ĐƯỜNG TỬU ĐỒ - Trang 20

- Đỗ Khang hiến cho Hoàng Đế một đồ uống có hương vị nồng đậm.

Hoàng Đế và các vị đại thần đều nghĩ rằng đây là nguyên khí của lúa. Chỉ
có Thương Hiệt tùy mồm nói: “Thứ nước này có vị thơm mà thuần, uống
xong như được thành thần”, nói xong liền tạo ra chữ “tửu”. Cho nên, Đỗ
Khang thực là thủy tổ của tửu đạo. Công đức này đối với hậu nhân thật
không thua gì Khổng Thánh và Đạo Tổ!

Năm Trinh Quán Khai Nguyên thịnh thế Đại Đường, đời sống cởi mở,

người sùng đạo, người thờ phật, người tin nho có ở khắp nơi. Thiên hạ Đại
Đường có đạo quán, chùa chiền trải khắp các châu phủ, mà văn nhân sĩ tử
khắp thiên hạ thì có tứ đại gia tộc Thôi, Lô, Lý, Trịnh cầm đầu. Ba nhà
Phật, Đạo, Nho cùng tồn tại phồn vinh, đây chính là một giai đoạn cực kỳ
hiếm thấy trong lịch sử Trung Hoa.

Nghe Mạnh Sưởng không ngờ đánh đồng Đỗ Khang với Khổng thánh

nhân và Đạo tổ, một số tửu khách bĩu môi cười nhạo. Có mấy người hiểu
chuyện thậm chí còn muốn tiến lên lý luận với Mạnh Sưởng, nhưng Mạnh
Sưởng căn bản là coi như không nhìn thấy những “khiêu khích” của họ, nên
cũng chẳng ai làm gì được lão. Tiêu Duệ cũng thấy nói vậy có chút hơi quá,
nhưng thấy thần thái cuồng nhiệt của Mạnh Sưởng, hắn cũng không tiện nói
gì, chỉ vừa uống vừa cười ha hả mà thôi.

- Lão Mạnh, kỳ thật, Đỗ Khang giỏi nhất không phải là làm rượu, mà

chính văn hương thức tửu (ngửi hương biết rượu)!

Tiêu Duệ cười lớn

- Người yêu rượu, uống vào và nói ra, cũng tức là phẩm rượu. Còn Đỗ

Khang thì chỉ ngửi hương rượu đã nhận định được ưu khuyết của rượu.
Ngửi hương đánh giá được rượu, đó mới chính là cảnh giới cao nhất của
phẩm rượu!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.