CHƯƠNG 1
---
❊ ❖ ❊---
TẶNG VẬT CỦA SÔNG NILE
C
hỉ quốc gia giàu có và hùng mạnh mới đủ tiềm lực xây dựng Đại Kim tự
tháp. Ai Cập thịnh vượng nhờ vị trí nằm dọc sông Nile. Sử gia Herodotus gọi
Ai Cập là “tặng vật của sông Nile” và ông đã hoàn toàn đúng.
Tặng vật quý giá nhất của sông Nile là đất đen màu mỡ được mang đến mỗi
năm vào mùa lũ. Ở một số nước, nông dân rất sợ lụt lội. Nhưng ở Ai Cập, lũ
lụt để lại lớp đất mới. Vùng được nước sông Nile bồi đắp được gọi là kemet –
vùng đất đen. Kemet trải rộng chừng 21 km. Còn lại hai bên bờ là deshret –
vùng đất đỏ, chính là sa mạc. Hầu hết dân Ai Cập đều sống ở miền đất đen,
gieo trồng lúa mì và lúa mạch. Những loại ngũ cốc này được tích trữ để sử
dụng quanh năm.
Vùng đất đỏ là rào chắn bảo vệ Ai Cập khỏi thế lực xâm lăng. Ở phía bắc,
sông Nile chia tách thành nhiều nhánh tạo thành đầm lầy. Kẻ thù khó lòng vượt
qua được vùng đất đỏ. Nhờ vậy, Ai Cập thanh bình, tránh được quân xâm lược
suốt nhiều thế kỷ.
Nếu không có dòng sông Nile, thợ thuyền không cách nào vận chuyển
những tảng đá khổng lồ đến địa điểm xây dựng kim tự tháp. Con đường trên
cát không thể chịu được trọng tải của vật nặng cỡ vậy nhưng thuyền và bè lại
có thể.
Ai Cập có chính quyền mạnh do pharaoh đứng đầu. Thể chế này là cần thiết
để xây dựng những công trình vĩ đại như kim tự tháp. Ban đầu, có hai cộng
đồng sinh sống dọc sông Nile. Một là Thượng Ai Cập nằm ở phía nam. Nghe
thì có vẻ lạ kỳ bởi theo bản đồ, hướng nam luôn luôn nằm ở phía dưới. Nhưng
sông Nile lại chảy từ phía nam về phía bắc, vì vậy Thượng Ai Cập nằm ở đầu
nguồn. Cộng đồng còn lại nằm phía xa cuối sông Nile, gần nơi con sông chia
khúc thành nhiều nhánh. Đó là Hạ Ai Cập.