Bà chúa này giận quá, vào cung, khóc tố với nhà chúa rằng: "Chúa thượng
lại không bênh vực được chị à? Nội tán sao dám làm thế!". Chúa yên ủi
bảo: "Phép nước thi hành từ người thân trước, Nội tán chấp hành đúng
phép, thì làm thế nào được?" Chúa bèn cho tiền để bà chúa trả nợ. Từ đó
những người mắc nợ đều đem tiền trả, không dám để chậm nữa.
Đăng lại từng nghiêm ngặt hạn chế việc mua thịt, ai mua nhiều thì bắt tội.
Những kẻ quyền quý vai vế cho là bất tiện, phần nhiều oán ghét. Một hôm
có ông Quốc thúc (85) (có thuyết nói là Luân quốc công) đón Đăng đến
nhà, mời ăn cơm muối. Đăng từ chối. Quốc thúc cười nói: "Anh không ăn
cơm muối được sao lại cấm người ta ăn cơm thịt". Những chuyện chuốc
oán phần nhiều đại loại như thế.
Năm Ất Tỵ, mùa hạ, Hiển Tông mất. Chưởng doanh Nguyễn Cửu Thế vốn
ghét Đăng bèn giả làm di mệnh của chúa, cho triệu Đăng, dọc đường Đăng
bị giết. (Việc này chép ở truyện Nguyễn Cửu Thế), khi chết Đăng 35 tuổi.
Túc Tông khi mới nối ngôi chúa, sai tìm con của Đăng để bổ dụng.
Trước kia cùng cha là Chiêm giữ việc chính sự, Đăng có tài xét việc nhất là
giỏi phán đoán, phát hiện kẻ gian vạch rõ việc kín như thần. Đời truyền có
người trồng dưa, đêm bị kẻ khác dùng xẻng phá hủy, không biết thủ phạm
là ai. Người chủ dưa đem việc đến kiện. Đăng lập tức cho thu hết xẻng của
các người trong làng, và ra lệnh ai nấy biên tên vào xẻng. Rồi sai người lấy
lưỡi liếm vào xẻng: một cái xẻng có vị đắng. Đem tra xét, quả nhiên bắt
được đứa phá hủy dưa ấy.
Lại có người hàng dầu bị người mù lấy trộm tiền, người mù lấy cớ là mắt
mù, không thú nhận. Người hàng dầu đến kiện. Đăng sai đem tiền ấy thả
vào trong chậu nước, quả nhiên có váng dầu nổi lên, người mù phải nhận
tội.
Lại, kẻ cướp ở truông Nhà Hồ ăn cướp giấy của lái buôn, không truy được
dấu vết gì. Người lái buôn đem việc ấy đến kiện. Đăng thong thả sức dân
sở tại mỗi người khai họ tên quê quán, mỗi người một bản. Giá giấy do đó
đắt lên, tên kẻ cướp đem giấy ra bán. Nhân thế, bắt được bọn cướp giấy.
Đăng lại từng dò la biết đượ tên một bọn cướp, nhưng giả làm như không
biết. Đầu làng có hòn đá to, nhân dân vẫn thờ làm thần. Đăng mật sai đào