đất làm hầm ở dưới sân, rồi cho người ẩn trong hầm ấy. Sáng sớm, sai đem
hòn đá lớn để lên trên hầm rồi tra hỏi hòn đá tên họ kẻ cướp. Dưới hòn đá
có tiếng kêu khóc, rồi nói ra mồn một họ tên bọn cướp. Từ đó cứ thế mà
bắt, chúng đều thú nhận khuất phục. Người ta cho việc ấy thực giỏi như
thần.
Đăng có hai con trai là Hiếu và Trực. Hiếu làm quan đến Khâm sai Tham
tán, Trực làm quan đến Tuần phủ Phú Yên.
Nguyễn Khoa Toàn
Là cháu nội của Chiêm, và là con của Hợp, Chánh doanh Tri bạ. Toàn làm
quan đến Cai bạ doanh Long Hổ. Duệ Tông Hoàng Đế năm thứ 9, Giáp
Ngọ (1774), Tây Sơn rất mạnh, Gia Định Điều khiển là Nguyễn Cửu Đàm
sai Toàn cùng Lưu thủ Tống Phúc Hiệp, đem quân năm doanh là Bình
Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hổ tiến đánh; phá
được quân "giặc", thu phục ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình
Khang, đóng quân ở Vân Phong. Năm Ất Mùi (1775) mùa xuân, chúa vào
Nam thuyền ngự đến Bình Khang, Toàn và Phúc Hiệp đến đón và yết kiến.
Chúa lập tức trao cho Toàn làm Tham chính, vẫn lưu Phúc Hiệp ở lại chống
nhau với "giặc", sai Toàn hộ giá theo chúa về trước, đóng quân ở Gia Định.
Năm Bính Thân (1776) chúa thăng Toàn làm Khâm sai Tham chính kiêm
quản hai bộ Hộ, Binh và coi cả việc vận tải. Sau đó về trí sĩ. Năm Kỷ Dậu
(1789) Toàn chết thọ 66 tuổi, được tặng Đặc tiến Phụ quốc, Kim tử vinh lộc
đại phu, Vỹ tích thượng khanh.
Toàn có ba con trai: trưởng là Kiên, thứ là Minh, thứ ba là Hào đều có
truyện riêng.
Nguyễn Khoa Kiên
Lại có tên là Triệu. Năm 20 tuổi Kiên ban đầu được bổ Cai đội, rồi thăng
Cai cơ Đốc chiến, lệ thuộc quân Tống Phúc Hiệp. Kiên tướng mạo hùng
tráng, sức khỏe hơn người, thường lấy ít đánh được nhiều, lập nhiều chiến
công. Người ta gọi Kiên là Triệu Tử Long. Giặc nghe tiếng, dặn nhau đừng
coi khinh Kiên còn tuổi trẻ. Đến lúc Tống Phúc Hiệp đánh giặc ở Phú Yên
bị thua, Kiên với một toán quân lẻ loi, đánh nhau với giặc, bị bão xiêu dạt
đến đảo Tam Sơn rồi bị giặc bắt. Gặp lúc ấy Tôn Thất Quyền, Tôn Thất