Giác Linh
Giác Linh hiệu là Huyền Khê Hòa thượng, người Quảng Đông, chính phái
Lâm Tế đời thứ 35. Lúc bé, thích du hiệp, lại giỏi võ nghệ. Vì hiềm thù giết
người, nên trốn vào chùa làm sư. Vượt biển Đông Phố, làm sư ngao du. Rồi
đến Thuận Hóa, dựng chùa Pháp Vân (sau đổi gọi là chùa Thiên Phúc) tinh
trì giới hạnh, đồ đệ
Mọi người nghe nói Giác Linh tinh võ nghệ, đến xin học, Giác Linh nhận
dạy, không từ chối ai. Lâu ngày, học trò ngờ thầy còn giấu, không dạy hết.
Một hôm, sư đang ngồi ăn cơm ở bàn ăn, học trò ngầm cầm đùi sắt tới sau
lưng giơ lên đánh. Sư nghe tiếng gió, cầm chiếc đũa gạt cái đùi sắt nảy ra.
Võ nghệ tinh đến như thế.
Hoàng Lung
Hoàng Lung, người tỉnh Bình Định, đi chơi đến Hà Tiên thấy núi Bạch
Tháp ở phía bắc núi Vân Sơn, các ngọn bày quanh, cỏ cây xanh tốt, bèn
cắm gậy tích làm chùa tu ở đấy. Túc Tông Hoàng Đế, năm thứ 13 Đinh Tỵ,
Lung tịch, đồ đệ xây tháp 7 tầng để xá lị vào trong tháp. Mỗi năm cứ đến
tiết tam nguyên, có hạc đến đền múa, vượn xanh dâng quả, lưu luyến bịn
rịn, như có ý tham thiền nghe kinh.
Tống Thị
Tống Thị (106) là con gái một nhà giàu ở Hà Tiên. Khi tuổi vừa cập kê (15
tuổi) nữ công càng giỏi. Những người làm mối tấp nập đến đầy sân, Tống
Thị đều chối từ không nhận lễ dạm hỏi của ai và nói: "Đợi Phật chỉ giáo
mới kết nhân duyên". Cha mẹ không hiểu nhưng cũng miễn cưỡng nghe
theo.
Nhân có sư lạ đi qua cửa, thấy áo lót mình của cô phơi ở sân, sư vui vẻ vào
hỏi xin áo ấy, nói rằng: "Để thỏa nguyện cúng Phật". Cha mẹ nàng mắng
chửi đuổi đi. Cô gái ra ngăn lại. Sư ấy cười một tiếng mà đi.
Từ đấy cô phát nguyện niệm Phật, cắt tóc làm sư, để phụng thờ Quan âm
đại sĩ. Cha mẹ tìm nhiều cách khuyên giải nhưng không sao bảo được, bèn
làm một chùa ở bên tả đảo Đại Kim, cho ở để thờ Phật. Tống Thị trụ trì giới
nghiêm. Thêu tượng Quan âm cao bằng thân người, đặt một mũi kim thì lại