niệm Phật một tiếng, 3 tháng thêu thành bức tượng ấy, sinh sắc nổi bật,
hình như Phật sống. Rồi dựng viện, thờ riêng, đến nay di tích vẫn còn.
Bùi Đăng Tường
Bùi Đăng Tường người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 12 tuổi, đi
tu ở chùa Phổ Phúc, pháp danh là Long Kỳ đại sư. Duệ Tông, năm thứ 8
Quý Tỵ, Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc nổi loạn quấy nhiễu cõi láng giềng.
Chúa sai quan quân đi đánh, có Cai đội Trang (không nhớ họ) đem quân
Trường kiếm đánh "giặc". Tết chết, quân đều tan vỡ. Tường bảo đồ đệ
rằng: "Nhạc là một đứa dân thường, dám gây loạn, giết quan quân làm hại
trăm họ. Lũ ta ăn màu mỡ đất này, há chẳng nghĩ đến ơn quốc vương đất
nước à". Bèn đến kinh nhận mật chỉ về mộ nghĩa dũng. Lại mộ những tàn
quân Trường kiếm còn được vài mươi người, nuôi giấu ở chùa Liên Tôn.
Trí Chất hòa thượng Hoàng Bảo Giám, phú hộ Vũ Văn Tạo đem của giúp
cho. Tường làm danh sách quân ứng nghĩa dâng lên kinh. Sợ việc hở ra,
cùng với anh là Quyền tạm đem những người mộ được và quân Trường
kiếm đến trú ngụ ở sách man Kha Tung, đợi quan quân đến mới đem quân
ra. Rồi thì giặc do thám biết, bắt lũ Vũ Văn Tạo, Hoàng Bảo Giám đem
dìm chết ở sông Phú Đăng. Tường sợ giặc tìm bắt nên đi theo đường núi ra
Quảng Nam, mộ thêm nghĩa binh, được vài trăm người đem đánh giặc ở
huyện Duy Xuyên, phá được giặc, thu được khí giới rất nhiều, sai người
đến kinh báo tin thắng trận. Chúa khen tốt, trao cho Tường làm Khâm sai
Vệ quốc sư. Lại sai Thống binh Bỉnh (không nhớ họ) đi cùng Tường hợp
quân đánh giặc. Kế đánh nhau với giặc ở đất Cảnh Phúc, bị thua, Tường
cùng Bỉnh đều chết trận, năm ấy Tường mới 37 tuổi.
PHỤ CHÉP CÁC TRUYỆN NGHỊCH THẦN, GIAN THẦN
Hiệp, Trạch
Hiệp, Trạch đều là con thứ 8 của Thái Tổ Hoàng Đế. Lúc trước đều làm
quan Chưởng cơ, lại có quân công đều được phong tước đến Quận công.
Hy Tông Hoàng Đế, năm thứ 7, Canh Thân, Hiệp, Trạch mưu làm loạn,
mật đưa thư cho chúa Trịnh phát binh, tự làm nội ứng, ước rằng việc thành
được chia nhau trấn thủ đất ấy. Trịnh Tráng tin lời sai Đô đốc Nguyễn Khải
đem 5000 quân đóng ở Nhật Lệ để đợi.