ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 1 - Trang 151

(78) Thanh cung: cũng như "Đông cung" chỗ thái tử ở.
(79) Huyền điểu: Bà Giản Địch nuốt trứng chim đen, sinh ra ông Tiết là tổ
nhà Thương cho nên gọi nhà Thương là "cơ đồ huyền điểu".
(80) Hoàn khuê: Thứ ngọc mà vua chư hầu được cầm, cho nên dùng hoàn
khuê, để tượng trưng cho vua chư hầu.
(81) Đạo: Như xứ hoặc miền .
(82) Có tài liệu chép là Tì Man. Cn Man tức người Chăm Thuận Thành
(Bình Thuận).
(83) Từ, Dũ: Từ Lãng và Dũ Tín đời Lương, văn chương chủ về âm điệu
êm ái, lời lẽ đẹp đẽ.
(84) Hàn, Liễu: Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên đời Đường, văn chương cổ
kính, đều nổi tiếng là nhà văn lớn.
(85) Người chú nhà chúa.
() Hoa văn: Chỉ những người làm Lại viên.
(87) Đạo hiệu của Nguyễn Phúc Chu (Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế).
(88) Thương Hạo: bốn ông già ở núi Thương Sơn là Đông Viên công, Giác
Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch công. Để tránh chính sự nhà Tần
bạo ngược, họ vào núi Thương Sơn ở ẩn; râu tóc đều bạc trắng.
(89) Hán thần: Chỉ Trương Lương, mưu thần của Hán cao tổ, sau đi tu tiên.
(90) Quê Trần Đình n khi ấy còn thuộc Quảng Bình.
(91) Can thành; Can: cái khiên, thành: bức thành dùng để giữ trong và
chống ngoài.
(92) Một tỉnh: do chữ "độc tinh" trong Sở từ "chúng nhân giai túy, ngã độc
tinh", nghĩa là "mọi người đều say, riêng mình ta tỉnh".
(93) chỉ Việc Tây sơn khởi nghĩa.
(94) Điều khiển là chức quan, Hòa là tên người.
(95) Ốc nha: phiên âm Việt Hán của từ Khmer "OKnha", chức quan nước
Chân Lạp cổ, đứng đầu đơn vị hành chính địa phương cấp cao nhất.
(96) Chất Tri tức P'hut Yodfa, vua mở đầu dòng Rama, tức Rama I của
Xiêm. Nước Xiêm theo đạo Phật nên vua xưng là Phật vương.
(97) Vũ Thược: Học múa nhạc Thược khi 13 tuổi (Kinh Lễ - thiên "Nội
tắc").

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.