ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 1 - Trang 149

với Thanh Nhân từ đấy. Sau khi Thanh Nhân bị Nguyễn Phúc Ánh giết rồi
(1781) Đảng Đông Sơn, do Vũ Nhàn và Đỗ Bảng cầm đầu, lại chiếm giữ
Ba Giồng, chống lại tập đoàn chúa Nguyễn, mãi về sau mới bị dập tắt (theo
truyện Đỗ Thanh Nhân trong Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển
27, tờ 2/b-25a).
(41) Tuyên Vương: tước tặng phong của hoàng tử Hiệu, cha của hoàng tôn
Dương.
(42) Theo Từ thư, phát âm là Tòng, nhưng từ đời chúa Trịnh đến nay, vì
kiêng tên
húy vẫn quen đọc là Tùng (Trịnh Tùng).
(43) Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Ư Kỷ là em bà Triệu Tổ Tĩnh
Hoàng Hậu (B.tập)
(44) Tức Nguyễn Hoàng. (Thái Tổ Gia Dụ
(45) Quý hương: tức Gia Miêu ngoại trang ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa,
quê của chúa Nguyễn. Năm Gia Long thứ 3 (1804) triều Nguyễn đổi gọi
Gia Miêu ngoại trang là Quý hương, Tống Sơn là Quý huyện.
(46) Cậu của chúa.
(47) Miếu thờ Thái Tổ Gia Dụ.
(48) Thổ mục: Kẻ đứng đầu ở một miền thượng.
(49) Hòn Khói: Hán văn là Yên Dương.
(50) Chúa Nguyễn định dùng Lý Tài, nhưng Đỗ Thanh Nhân mạt sát Lý
Tài là đồ cẩu trệ, do đó Lý Tài thù oán Thanh Nhân.
(51) Dư bất thụ sắc: Nghĩa là ta không nhận sắc. Còn 16 chữ Hán nói trên
là lối chiết tự. Chữ mâu … bỏ cái phẩy ở nách là chữ dư … chữ bất … chữ
kiến … hợp lại thành chữ mịch … bỏ chữ kiến … đi thành chữ bất …
Trong lòng chữ ái … có chữ tâm … , bỏ chữ tâm … thành chữ thụ … chữ
lực … và chữ lại … đứng ngang nhau, thành chữ sắc …
(52) sông Đ Rằng ở Tuy Hòa, Phú Yên.
(53) Phù Lưu: tên xã ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
(54) Tam Hiệu: tức Ba Đồn thuộc Quảng Bình.
(55) Hoành Sơn: tức Đèo Ngang, ở giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh.
(56) Cửa Ròn: Nguyên văn là "Di Luân hải khẩu".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.