ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 1 - Trang 148

phàm những chữ "cung tân" đều phiên âm là "cung tần" cho dễ hiểu.
(23) Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế(1691-1724) Nguyễn Phúc Chu.
(24) Cư hành: hai thứ ngọc quý dùng làm đồ trang sức để đeo, tượng trưng
cho hạng phụ nữ quý tộc thời phong kiến.
(25) Túc Tông Hiếu Minh Hoàng Đế(1725-1737) Nguyễn Phúc Thụ.
(26) Kê minh: Một thơ ở "Tô phong" Kinh Thi nói hiền phi đời xưa,
khuyên vua dậy sớm để coi chầu.
(27) Hoa chử: Mẹ vua Phục Hi ở bên Hoa Tư, cảm khí cầu vồng vòng
quanh mình bèn có thai, sinh ra Phục Hi.
(28) Lân chỉ: Một thơ ở thiên Thiệu nằm trong Kinh Thi khen bà Hậu phi
sinh nhiều con cháu có đức tốt như con lân.
(29) Nghĩa là tiểu sử riêng về Trương Phúc Phan.
(30) Phù dư: Khí rung động vì sức gió.
(31) Tức là Hưng Tổ Hiếu Khang Nguyễn Phúc Côn, cha của Nguyễn Phúc
Ánh (Gia Long).
(32) Tức Duệ Tông Hiếu Định (1765) Nguyễn Phúc Thuần.
(33) Như Đông cung: chỗ ở của thái tử.
(34) Nguyên bản chép nhầm là "Đinh Dậu". Đây chúng tôi sửa lại là "Mậu
Tuất" vì Mậu Tuất mới là năm Lê Thế Tông Quang Hưng thứ 21 và năm
Mậu Tuất mới có việc thổ binh Hải Dương nổi dậy chống -Trịnh.
(35) Tùng: chính âm là tòng, nhưng vì kiên tên chúa Trịnh Tòng lâu ngày
thành quen, nên nay chúng tôi cứ phiên âm là tùng cho dễ hiểu.
(36) Tức Thanh Hóa.
(37) có lẽ là đàn bầu, vì theo trong Nam người ta truyền rằng đàn bầu có từ
thời chúa Nguyễn.
(38) Niên hiệu Cảnh Hưng chỉ đến năm thứ 47 (Bính Ngọ, 1786). Còn Mậu
Thân là Chiêu Thống năm thứ 2 (1788).
(39) Kể từ năm Gia Long chiến thắng Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế (1802).
(40) Đảng Đông Sơn: Đảng của Đỗ Thanh Nhân (người huyện Hương Trà
thuộc Thừa Thiên) tổ chức từ năm 1776 (Bính Thân) ở Ba Giồng (Tam
Phụ) khi Duệ Tông muốn thu dùng Lý Tài nhưng không thực hiện được vì
thấy Thanh Nhân mạt sát Lý Tài là đồ cẩu trệ, do đó Lý Tài có hiềm khích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.