Năm thứ 6 (1807) mùa thu tháng 7, khánh tiết lớn mừng Thánh thọ bảy
mươi tuổi, Thế Tổ thân đem các quan đến làm lễ chúc mừng. Tôn nhân
phủ, hoàng tử, hoàng tôn, tá hữu cung tần, văn ban, vũ ban, văn vũ mệnh
phụ, công tính, cung thuộc, các thành doanh, trấn, đạo, dòng dõi công thần
ở huyện Tống Sơn, họ Lê, họ Trịnh đều dâng lễ mừng, sai nhạc công múa
bát dật (9), hát khúc Vạn niên hoan, Thiên hạ lạc, Thái bình lạc.
Thái hậu tính hiền từ yêu mến tự trời sinh ra, đối với chị là Từ phi, tình yêu
càng quyến luyến, bỗng nhân khi Thái hậu trở trời gặp lúc Từ phi ốm kịch,
Thế Tổ chưa dám tâu lên, tới khi Từ phi mất, Hậu mới biết, giận không ăn
cơm. Thế Tổ thân đến thăm sức khỏe, Hậu bảo rằng: Thân già này có một
người chị, lúc ốm không được thấy, vì thế ăn không ngon, ngủ không yên.
Thế Tổ quỳ ở dưới thềm, yên ủi và xin lỗi hồi lâu, ý Thái hậu mới giải bèn
lại ăn cơm.
Năm thứ mười (1811) mùa thu, tháng 9, Thái hậu bị mệt nặng. Trước đây,
sao chổi mọc ra, người hầu tâu lên Hậu biết, Hậu buồn rầu không vui. Có
một đêm Hậu lẻn ra xem, vào bảo người hầu rằng: "ổi hiện ra, ứng vào thân
già này". Đến đây Hậu bị bệnh nặng.
Ngày Kỷ Sửu, Hậu mất, thọ 74 tuổi, đem quan tài để ở cung Trường Thọ.
Thế Tổ thương khóc không thôi, sai các quan bàn quy chế để tang. Ngày
sóc ngày vọng tế điện to, đặt bàn chay lớn ở chùa Thiên Mụ. Năm thứ 11
(1812) mùa xuân tháng 3, ngày Mậu Dần, sách dâng tên thụy là Y Tĩnh
Huệ Cung, Anh Trinh Từ Hiến, Hiếu Khang Hoàng hậu.
Sách văn rằng: thần nghe: kinh Dịch nói là thánh vật, kinh Thi khen là sinh
dân, duy có đức dày thể theo đức lớn của quẻ Khôn cho nên tiếng tốt để lại
đời sau mãi mãi.
Kính nghĩa Đại hành Hoàng thái hậu, nhân từ vốn tự tính trời, rộng lớn
sánh với đạo đất. Gian nan vẫn theo đạo thường, giúp đức nhân khảo ta đã
gặp vận nước tai biến lại đến khi thần phải khó khăn, chính mình đem