Xuyên tiến quân đến La Thai, để đánh phía sau lưng giặc. Sau vua triệu đến
hành tại, cùng Nguyễn Hoàng Đức chia coi chiến thuyền đóng giữ cửa biển
Cù Mông.
Năm Tân Dậu, Nguyễn Văn Trương lấy lại được Quảng Nam, Nhân coi 3
chiếc hiệu thuyền đến cửa biển Đà Nẵng, và kiêm quản tướng sĩ các thuyền
Long phi, Phượng phi, để làm tiếp ứng. Khi đại binh tiến đánh Phú Xuân,
Nhân cùng Nguyễn Văn Trương đem binh, thuyền đến trước cửa biển
Thuận An. Cựu binh đã thu phục, lại ở lại đóng giữ. Mùa đông năm ấy, giặc
Nguyễn Quang Toản vào cướp, Nhân đem quân thuộc hạ và lĩnh các vệ
Hậu quân, tiến đóng trạm doanh tuần phòng thượng đ̍o. Vua ngự giá đi
Đông Hải đánh giặc, Nhân cùng Đặng Trần Thường chia đường chống
đánh, giặc liền tan chạy.
Gia Long năm thứ nhất (1802), Nhân đem quân thuộc hạ đến Bình Định hội
họp dẹp giặc; lúc vào bệ kiến từ tạ ra đi vua dụ rằng: "Ngươi đi lần này,
phải cùng lòng hết sức, để quét sạch mầm giặc". Đến lúc đi, vua ngự ở gác
rồng để tiễn; tháng 3, thành Bình Định hạ được, triệu về kinh, ban cho áo
mũ, thăng chức Khâm sai chưởng thần, Vũ quân, kiêm giám Thần sách
quân, Quận công. Tháng 5, theo hầu vua đi đánh miền Bắc, cùng Lê Văn
Duyệt, Lê Chất làm tiền đạo, đại binh đi đến đâu giặc đều chạy tan, bèn
định được Bắc Hà. Mùa đông năm ấy, theo hầu vua về kinh.
Năm thứ 2, tấn phong Vương hậu họ Tống, Nhân cùng Lễ bộ Đặng Đức
Siêu, đều sung làm sứ bưng sách, ấn.
Mùa thu năm ấy, vua đi tuần ngoài Bắc, Nhân cùng Nguyễn Văn Khiêm
theo Quốc thúc công là Tôn Thất Thăng ở lại giữ kinh thành. Sau triệu tiến
hành tại Bắc thành.
Năm thứ 3, (1804) đại lễ bang giao, Nhân được sung làm sứ nhận ấn bổng,
theo hầu vua về kinh.