Năm thứ 5, (1806), Nhân trông coi làm đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc. Mùa
hạ, tấn phong Hoàng hậu họ Tống, Nhân lại cùng bộ Hộ Nguyễn Kỳ Kế
sung làm sứ bưng sách, ấn.
Năm thứ 8, (1809) vua đi chơi Quảng Nam, Nhân cùng Trần Văn Trạc, Lê
Quang Định, được khâm mạng đi trước thu nhận đơn kêu của dân xem xét
tâu lên để biết hết những điều âm thầm.
Năm thứ 10, (1811), mùa thu, Nhân ốm chết, năm ấy 71 tuổi, vua thương
tiếc lắm, sai Nguyễn Văn Thành lo liệu việc tang.
Vua hỏi bộ Lễ rằng: đại thần huân cựu, khi nghe tin đau thương thì bãi
triều, cổ lễế nào? Quan bộ Lễ tâu xin theo thể chế nhà Minh, nghỉ triều 4
ngày, vua cho là phải, rồi cho nghỉ triều 3 ngày, ban cho 100 quan tiền, tặng
Dực vận đổng đức công thần, đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân,
Thượng trụ quốc thái phó quận công; cho tên thụy là Trung Hiến; sau quan
dụ tế. Ngày hôm chôn, nghỉ triều một ngày, sai hoàng tử, hoàng tôn đi đưa
ma, cấp cho phu coi mộ.
Minh Mạng năm thứ 5, (1824), cho thờ phụ vào Thế miếu, và được thờ ở
miếu Trung hưng công thần, cấp cho ruộng tự điền.
Năm thứ 12, (1831), truy tặng Tá vận công thần, Đặc tiến Tráng vũ tướng
quân, Hữu quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái phó; đổi tên thụy là
Hiến Tĩnh, phong Tiên Hưng quận công.
Nhân là dòng dõi thế gia huân vọng, theo vua cầm cương ngựa, nếm đủ
gian khổ, trung thành hết lòng với nước, tuổi già càng gắng sức chăm chỉ
việc quân, giúp nên nghiệp lớn, có công rất to.
Nhân có 3 người con là Trí, Tín, Thanh; Trí làm quan đến chức vệ úy cai
quản 2 vệ Hùng, Cự, khâm sai thuộc nội chưởng cơ; Tín được gả công
chúa, cho từng làm quan đến Chưởng vệ, kiêm Phò mã đô úy, từng làm lưu
thủ 2 trấn Quảng Nam, Quảng Trị. Sau được triệu về, thăng chức Chưởng