cơ, được vào chầu thăm, rồi chết. Con của Trí là Hội, được ấm thụ Kỵ đô
úy, tập phong tước Tiên Hưng bá; con của Tín là Kiên được ấm thụ Cẩm y
hiệu úy.
QUYỂN 8
TRỆN CÁC QUAN. MỤC V
Nguyễn Văn Trương
Người ở Lễ Dương, tỉnh Quảng Nam, thuở nhỏ, nhà nghèo, phải chăn trâu
cho người, từng cùng đàn trẻ chăn trâu chơi đùa chia đội ngũ, bày trận đồ,
tự xưng là đại tướng, ra hiệu lệnh cho đàn trẻ đánh, đâm làm vui. Sau dời
đến Gia Định, gặp Tây tặc vào cướp, bèn đến theo giặc, làm chưởng cơ cho
giặc. Trận đánh ở Long Xuyên, quân ta bị thua, vua chạy đi Trà Sơn,
Trương đem quân đuổi theo, gần kịp, bỗng thấy cây to trong rừng không có
gió mà tự nhổ lên, đường bị lấp, Trương lấy làm lạ, biết là có mệnh trời,
mới dẫn quân đi, từ đấy quyết chí theo về lẽ thuận.
Năm Đinh Mùi, Trương đóng giữ Long Xuyên, mùa thu năm ấ
y, vua từ nước Xiêm về, sai cai cơ Nguyễn Văn Mẫn báo trước cho Trương,
Trương sai thuộc hạ Hoàng Văn Điểm đem quân và thuyền đến đảo Phú
Quốc lạy hàng, xin đ em quân về Long Xuyên, để mưu tiến lên. Khi vua
đến, Trương tự đem hơn 300 quân tinh nhuệ và 15 chiếc chiến thuyền, bày
hàng ở bên tả đường đi, làm lễ bái kiến. Vua vui lòng lắm, trao cho chức
khâm sai chưởng cơ, cai quản đạo tiên phong doanh thủy trung quân.
Các thuộc hạ là bọn Nguyễn Văn Điểm, đều trao cho chức có thứ bậc.
Trương tự Long Xuyên tiến quân đánh giặc ở đảo Trà Ôn, phá được giặc.
Chưởng cơ của giặc là Trì giữ Mỹ Lung, để chống cự quân ta. Vua sai
Trương cùng Đỗ Văn Hựu làm hậu tập, mà cho hàng tướng là chưởng cơ