Năm Quý Sửu, vua bàn cử đại binh đi đánh sai Trương cùng bọn Võ Tánh,
Nguyễn Văn Thành dốc thu thóc tô 4 doanh, để giúp lương quân. Bỗng Vũ
Di Nguy đem thủy binh các đạo theo vua đi đánh Quy Nhơn. Trương tiến
đến Phường Mã ngăn chặn quân cứu viện đường thủy của giặc. Vua đem
thuyền quân tiến đến cửa biển Aụ, Trương cùng Nguyễn Văn Nhân,
Nguyễn Đức Thiện chia làm 3 đường đánh ở Lại Dương và Bản Tràng, đốt
cháy thuyền giặc rất nhiều, quân giặc tan vỡ, có nhiều tên đầu hàng.
Năm Giáp Dần, vua nghĩ ở Diên Khánh, quân nhu không kế tiếp, sai
Nguyễn Văn Thành đốc thúc vận lương đến cấp. Đến khi nghe tin giặc vây
Diên Khánh, vua sai Trương đi trước thay Thành trông coi chiến thuyền
đánh giặc. Vua thân đem đại binh đi sau, Diên Khánh giải được vây,
Trương cùng Nguyễn Văn Nhân tiến quân đánh thống lĩnh giặc là Nguyễn
Văn Chân, đổng lý của giặc Nguyễn Văn Thành ở cửa bể An Dụ, lấy được
hơn 10 chiếc thuyền lương của giặc, thừa thắng tiến quân đến cửa biển Đại
Cổ Lũy thuộc Quảng Ngãi, đánh đô đốc của giặc là Nguyễn Văn Giáp ở
kho Phú Đăng, lấy được hết tiền lương rồi về. Trương - tài về thủy chiến,
đến đâu là giặc phải chạy ngay, từng bảo nhau rằng: bộ chiến thì tiên phong
chậm, thủy chiến thì trung quân hăng hái là nói Nguyễn Văn Thành mưu trí
nhưng chậm, Trương hăng hái mà nhanh.
Năm Ất Mão, giặc vây Diên Khánh, vua đem thuyền, quân đi cứu viện.
Trương cai quản tướng sĩ 3 doanh trung thủy, tiền thủy, hậu thủy, theo trung
quân điều khiển đánh giặc, giải được vây đem quân về.
Năm Đinh Tỵ vua thân hành đi đánh Quy Nhơn. Trương điều khiển 5 thủy
doanh,làm đạo tiên phong thủy, đánh đô đốc giặc là Thiêm ở Tiên Châu
(thuộc Phú Yên). Thiêm thua chạy, lại tiến đến Đạm Thủy, đánh đô đốc
giặc là Tính, phá tan được, lấy được 6 chiếc chiến thuyền. Lại theo vua tiến
đánh cửa biển Đà Nẵng ở Quảng Nam; thừa thắng tiến đánh phá giặc ở núi
Phú Da; sau vì cuối mùa thu, dẫn binh về.