Chân, hữu hiệu Huấn làm tiên phong, đánh Trì ở sông Mỹ Lung. Trì bỏ trại
chạy, thu được vài chục chiến thuyền oai quân dần nổi tiếng.
Năm Mậu Thân, vua tiến đóng ở Hồi Qua, quân giặc lại đến đánh. Trương
cùng Tô Văn Đoái đóng ở bên hữu dồn, Hoàng Văn Tống Phúc Ngoạn
đóng ở bên tả đồn, đối lũy với giặc đánh ác liệt luôn mấy ngày, giặc mới
dẫn quân rút lui. Vua bàn tiến quân lấy Sài Gòn, sai Trương đóng giữ Mỹ
Tho, cùng với bộ binh ở Trấn Định cùng tiếp ứng. Đại binh tiến đến Nghi
Giang, thái bảo của giặc là Phạm Văn Sâm bỏ đồn chạy. Lấy lại được Gia
Định, sai Trương đi tuần tiễu các cửa biển để chặn đường giặc chạy. Sâm
chạy đến Cần Giờ, bị quân ta ngăn chặn rút lui chạy đến Lôi Lạp, Trương
cùng điều bát là Lê Văn Quân, đuổi đánh phá được, bắt được phó đốc chiến
của giặc, Sâm chạy đến Hàm Long lẻn đến sông Lộ Cảnh, chiếm cứ chỗ
hiểm để chống giữ.
Năm Kỷ Dậu, Trương cùng Tôn Thất Hội, Võ Tánh họp quân lại đánh Sâm
ở hố Châu, Sâm sức quẫn mới xin hàng. Dư đảng của Ốc Nha Ốc ở Ba
Thắc xuẩn động, xâm phạm đồn Trấn Di, Trương lại cùng Tôn Thất Hội,
Võ Tánh đi đánh dẹp yên được.
Năm Canh Tuất, trao cho chức giám quân trung doanh, cai quản tướng sĩ
Trung chi, gặp giặc vây Lê Vàn Quân ở Phan Lý, Trương cùng bọn Nguyễn
Hoàng Đức, Võ Tánh đều đem quân thuộc hạ đến cứu viện, quân giặc tan
chạy.
Năm Nhâm Tý, vua dùng thử thuyền, quân ở ngoài biển Cần Giờ, Trương
theo hầu vua, nhân lúc gió thuận tiến thẳng đến cửa biển Thi Nại, biết là
giặc không phòng bị, Trương đốc thúc long thuyền, Nguyễn Văn Thành
đốc thúc phượng thuyền vào trước; các quân kế tiếp tiến đến, giặc nghe tin
đại binh đến thốt nhiên tan chạy, quân ta phóng lửa đốt phá thủy trại của
giặc, lấy được chiến thuyền, rồi rút quân về.