nhà nước được người đều như thế, có còn lại lo gì? Mùa đông năm ấy,
Xuyên chết, tuổi 67. Vua bảo bộ Lễ rằng: Xuyên là người trung dũng, thuần
thực, giúp hoàng khảo Thế Tổ Cao Hoàng đế ta, dẹp yên họa loạn. Đến khi
thờ trẫm, kính cẩn giữ tiết làm tôi, không ngờ bị bệnh, đầy một tuần lại đến
không khỏi, trẫm nghĩ đến bề tôi kì cựu, nói đến phải chảy nước mắt. Được
tặng Đặc tiến Tráng vũ Tướng quân, Tả trụ quốc Thái phó, cho tên thụy là
Hưng Dũng hầu, ban cho gấm, đoạn nhiễu và tiền, nghỉ triều 3 ngày, sai
quan dụ tế, ngày hôm chôn, nghỉ triều một ngày, phái 1000 quân, 10 con
voi đi đưa ma. Lại ban cho hơn 1400 quan tiền, 10000 phương gạo; cấp cho
phu coi mộ, và cấp luôn tiền gạo cho con trai con gái.
Năm thứ 8, (1827), cho thờ phụ ở Thế miếu; lại cho bày thờ ở miếu Trung
hưng công thần, và cấp cho ruộng tự điền.
Năm thứ 12, (1831), truy tặng Tá vận Công thần, Đặc tiến Tráng vũ Tướng
quân, Hữu quân Đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái phó; đổi tên thụy là
Hoàn Dũng, phong Khoái Châu Quận công.
Xuyên có 13 người con: Thiện, Hổ, Nhân, Hựu, Phúc, Hy, Ty, Kỳ, Niên,
Lộc, Điện, Niên, Uy. Thiện lấy công chúa làm quan, chức Phò mã đô úy,
không có con, Hổ cũng lấy công chúa làm quan Phò mã đô úy, tập phong
Khoái Châu bá, Nhân quan đến Vệ úy doanh Hổ uy; Hựu có văn học làm
quan đến Viên ngoại lang bộ Binh.
Nguyễn Đức Nghị
Người ở huyện Hương Trà phủ Thừa Thiên, cha là Đức Thức làm quan đến
Hàn lâm tặng Quang Lộc thượng đại phu, chính doanh cai bạ, Nghị là con
nhà danh giá, có hạnh kiểm và rất biết lễ, trước theo vua đi vào Nam làm
cai đội túc trực.
Năm Ất Tỵ, theo vua đi sang Vọng Các. Năm Mậu Thân, lấy lại được Gia
Định, được thăng thuộc nội cai đội. Năm Quý Sửu, chuyển làm Vệ úy ban