trực năm Ất Mão, đem chiến thuyền theo Trương Phúc Luật đi đánh giặc.
Năm Mậu Ngọ, thăng Chánh thống hậu đồn cai quản 4 vệ ban trực.
Năm Kỷ Mùi, theo vua đi đánh Quy Nhơn, cai quản hơn 50 chiếc sai
thuyền hộ vận lương thực đến kho tạm ở Cù Huân. theo Lê Văn Duyệt tiến
đến Tân Quan, chia đóng nơi yếu hại để ngăn chặn ngoại viện của giặc.
Năm Canh Thân, Nghị thăng Đô thống chế hậu doanh quân Thần sách, cai
quản 5 vệ: Ban trực tả, Tuyển phong hậu Quản vũ, Cường uy, Tráng vũ,
theo trung quân đi đánh giặc. Thuyền vua đóng ở Cù Mông, Nghị cùng
Tống Viết Phúc chia coi quân và thuyền giữ cửa biển Cù Mông. Bỗng kiêm
quản 4 vệ: Kiên uy, Phán vũ, Doanh tiền, Tuyển phong tả vũ uy doanh hữu,
theo Nguyễn Hoàng Đức điều khiển, tiến đóng ở Hoa An, chống giữ với
giặc.
Mùa đông năm ấy, đánh hạ được đồn Sơn Trà, rồi bị bệnh chết trong quân,
đưa ma về Gia Định, nhu phí về việc chôn cất, tế lễ, nhà nước hậu cấp cho
cả. Gia Long năm thứ nhất (1802), được tặng Dực vận Công thần Đặc tiến
Khai phủ Phụ quốc Thượng tướng quân, Thiểu quân, Thiếu bảo quận công;
cho tên thụy là Trung liệt, được thờ ở đền Hiển trung tỉnh Phú Yên, lại
được bày thờ ở đền Hiển trung ở Gia Định.
Năm thứ 6, (1807), định công theo sang Vọng Các được vào bậc nhất, cấp
cho phu coi mộ.
Năm thứ 9, (1810), được bày vào thờ miếu Trung hưng công thần.
Minh Mạng năm thứ 5, (1824), cho thờ phụ ở Thế miếu.
Năm thứ 12, (1831), truy tặng Tá vận Công thần Tráng vũ Tướng quân,
Thần sách quân Hậu doanh Đô thống Thiếu bảo; đổi tên thụy là Cung Cẩn,
phong Vĩnh Lại hầu.