Năm Mậu Thân, lấy lại được Gia Định, bổ thụ Hàn lâm chế cáo, ra làm Cai
bạ Trấn Định.
Năm Đinh Tỵ, vào làm Tả tham tri bộ Hình, cùng Nguyễn Văn Nhân xét xử
xong việc ngục án đọng lại ở trấn Vĩnh Thanh.
Năm Kỷ Mùi, Đăng theo vua đi đánh Quy Nhơn. Giặc đem thành xin hàng.
Đăng theo Võ Tánh, coi việc giấy tờ thu phát lương thực. Sau được triệu
về.
Năm Canh Thân theo vua đi cứu viện Bình Định, chống giữ với giặc mãi,
lương quân gần hết, Đăng đến các trại man Bình Khang để biện lương
quân.
Mùa xuân năm Tân Dậu, chuyển làm Tham tri bộ Lại. Khi đánh lấy lại
được Phú Xuân, Đăng đến Động Hải, cùng Nguyễn Văn Trương trông coi
công việc binh dân tỉnh Quảng Bình. Đăng dâng sớ nói: Quân thứ ở Thành
Hà, Động Hải, số quân ngày tăng, lương quân rất nhiều; xin cho các châu,
huyện sai thóc tô huyện Minh Linh nộp ở kho An Trạch; huyện Khang Lộc,
Lệ Thủy nộp ở kho Động Hải; châu nam bắc Bố Chính nộp ở kho Thanh
Hà để tiện chi phát.
Gia Long năm thứ 1, được triệu về Kinh. Mùa hạ năm ấy Đăng theo vua đi
đánh được Bắc thành, thăng Hình bộ, lĩnh Hình tào ở Bắc thành.
Năm thứ 3, có việc bang giao, Đăng cùng phó tướng Trần Quang Thái,
tham tri Lê Viết Nghĩa sung làm Hậu tiết sứ ở đầu địa giới tỉnh Kinh Bắc.
Năm thứ 7, Đăng vào yết kiến, dâng sớ nói: Vài năm nay, thần Đăng này
được sung chức Thiếu Hình tào ở Bắc Thành, kính thấy tài lực một phương
ấy bằng nửa cả nước, gần đây, ngục tụng ngày càng nhiều, tài lực ngày
càng hao, nhân dân ta oán, không yên nghiệp làm ăn, đấy cố nhiên là bọn
thần nhận chức vụ không làm được việc, nhưng cũng do dân mới phụ
thuộc, chưa tin đức hóa, quan nhờ đấy để quấy nhiễu, nha lại nói theo để