Tự Đức năm thứ 5, được bày thờ vào miếu Trung hưng công thần. Phu
nhân là Nguyễn Thị Ngữ, chép ở truyện liệt nữ. Con là Thiệm, cũng làm
đến quan to. Anh Siêu là Huy, ham học, thơ quốc âm rất hay. Đầu năm Gia
Long, làm quan đến Đốc học Bình Định, tuổi già về hưu trí. Đầu năm Minh
Mạng được dự thưởng bạc lụa về thọ quan.
Trần Đức Khoan
Quê quán không rõ. Khi đầu được bổ Khâm sai tham mưu.
Năm Mậu Thân, lấy lại được Gia Định, Khoan ra làm kí lục ở Trấn Biên,
thăng Cai bạ, rồi thăng bộ Binh.
Năm Quý Sửu, đổi bổ sang bộ Hộ.
Năm Giáp Dần, đại binh đi cứu viện Diên Khánh, Khoan cùng tham tri
Nguyễn Văn Mỹ, Nguyễn Kỳ Kế theo đi làm việc lương quân.
Năm Kỷ Mùi, vua tiến đánh Quy Nhơn, Khoan theo Hoàng nhị tử là Hy ở
giữ Phú Xuân.
Năm Canh Thân, Khoan theo đi đá ốm chết ở trong quân, đưa tang về chôn
ở Gia Định. Đầu năm Gia Long, được truy tặng Tham chính.
Năm thứ 9, được bày thờ vào miếu Trung hưng công thần.
Phạm Như Đăng
Tổ tiên là người Thanh Hoa, sau ở Quảng Nam, cha là Tín, lại theo vua vào
Gia Định, nhân làm nhà ở đấy.
Đăng có trí thức, phong cách sáng suốt.
Năm Canh Tý, bắt đầu dâng lòng thành từng theo việc quân, được thăng
Văn giáp tham mưu.