ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 2 - Trang 160

trẫm bàn chính sự, thi thố được nhiều, đương mong ưu đãi rất nhiều, hưởng
lộc vị mãi; mùa đông năm ngoái, bỗng phải bệnh nặng, lập tức sai thầy
thuốc vua dùng án mạch trị bệnh. Gần dây, bệnh lại kịch lên, lập tức sai thị
vệ đi ngay ban cho sâm quế vua dùng nhưng phương thuốc thang đã không
kịp. Nay bỗng chết đi, trẫm nghe tin không ngờ nước mắt nhỏ xuống, bèn
sai nghỉ triều 3 ngày, và hậu ban cho sa, gấm, trừu, đoạn, tiền, gạo, dầu đèn;
tặng Thiếu phó Cần chính điện Đại học sĩ, cho tên thụy là Văn Khúc; cho
một tế đàn. Ngày đưa về chôn sai Hoàng tử Miên Hoà đến nhà khâm mạng,
ban cho rượu, điển lệ cấp tuất rất hậu; các bày tôi không ai sánh kịp. Đám
tang đến Gia Định, Tổng trấn là Lê Văn Duyệt thân hành đi viếng, nói với
người rằng: Hiệp biện họ Trịnh là người đáng khen đời nay, được thấy tôn
trọng như thế.

Tự Đức năm thứ 5, được thờ phụ vào miếu Trung hưng công thần. Năm thứ
11, được bày thờ vào đền Hiền Lương.

Đức là người cẩn thận, phong độ, trầm tĩnh, nghiêm chỉnh, học vấn rộng
rãi, nghị luận thường giữ đại thể. Đức nghiệp văn chương, đời phải tôn
trọng, sách của Đức làm ra có Gia Định thông chí, Ấn trai thi tập, Bắc sứ
thi tập, và Gia Định tam gia thi tập lưu hành ở đời.

Đức có hai người con là Như và Cận. Như làm quan đến Lang trung, rồi
chết. Cận lấy công chúa, làm quan Phò mã đô úy.

Ngô Nhân Tĩnh

Tên tự là Như Sơn, tiên tổ là người Quảng Đông, sang nước Nam đến Gia
Định.

Tĩnh có tài học, làm thơ hay, xuất thân làm Thị học viện Hàn lâm.

Năm Mậu Ngọ, Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường kiến nghị xin sai
người sang sứ nước Tàu, dâng biểu nói: Tĩnh phẩm hạnh ngay thẳng, học
vấn giỏi giang đáng đương đượức tuyển ấy. Mùa hạ năm ấy, Tĩnh được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.