Minh Mạng thứ 12 (1831) gia tặng là Tá Vận tôn thần, Tôn nhân phủ hữu
tôn chính, đổi tên thụy là Cung Ý, phong là Hải Đông quận vương.
Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) dựng đền thờ ở ấp An Tân, (thuộc huyện
Hương Thủy) hợp thờ với Thông Hóa quận vương Điển, Thận An công Hy.
Năm Tự Đức thứ 3(1850) đổi làm đền Thân Huân. Không có con thừa tự.
Khuyết hoàng tử thứ tư:
An Biên quận vương Mân: Con thứ năm của Hưng Tổ, là con cùng mẹ với
Tương Dương quận vương Hạo. Mùa xuân năm Ất Mùi theo Duệ Tông vào
Gia Định, thường theo đi đánh dẹp, bổ chức Thiếu phó quận công. Năm
Nhâm Dần (1782) giặc Tây Sơn vào cướp, ông cùng Chu Văn Tiếp chia các
tướng ra từng bộ để đánh nhau với tướng của giặc là Đỗ Nhàn Trập ở Ngưu
Chữ (Bến Nghé) cả đánh phá được, giặc chạy về Quy Nhơn, lấy lại được
Sài Gòn. Mùa xuân năm Quý Mão (1783) giặc Tây Sơn vào cướp, ông giữ
đồn Giốc Ngư, đồn bị hãm, ông chạy sang qua cầu phao, giặc chặt dứt cầu,
ông rơi xuống nước chết. Năm Kỷ Dậu (1789) tặng là Đặc tiến phụ quốc
thượng tướng quân, Cẩm y vệ chưởng vệ sự chưởng doanh, thụy là Trung
Dũng. Năm Gia Long thứ 4 (1805) gia tặng là Dực Vận Tuyên Lực tôn
thần, Khai phủ phụ quốc nguyên soái, Thiếu phó, Quận công, thuỵ là Trung
Liệt, cho phụ tế ở nhà Thái miếu. Năm thứ 13(1184) gia tặng là Tuyên Lực
tôn thần, Khai phủ phụ quốc nguyên soái thái phó, Nghị công, thụy là
Trung Hiến lại thờ ở đền Triển Thân. Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) đổi
phụ tế ở Thế miếu. Năm thứ 12, gia tặng là Tá Vận tôn thần, Tôn nhân phủ
tôn nhân lệnh, đổi tên thụy là Trung Hoài, phong là An Biên quận vương.
Năm Tự Đức thứ 3 (1850) hợp thờ ở đền Thân Huân. Không có con thừa
tự.
Thông Hóa quận vương Điển: Con thứ 6 của Hưng Tổ, là em cùng mẹ với
Thế Tổ Cao Hoàng Đế. Năm Ất Mùi, theo Duệ Tông vào Gia Định, thường
đi theo đánh dẹp. Năm Quý Mão (1783) giặc Tây Sơn vào cướp, quân ta
đánh không lợi, theo Thế Tổ đi ra đảo Phú Quốc, vừa đến đảo Điệp Thạch