thì giặc đuổi kịp vây lấy, ông bị giặc bắt được, chửi giặc, bị giết chết. Năm
Kỷ Dậu tặng là Cẩm y vệ chưởng vệ sự, Cai cơ, thụy là Tráng Tiết. Năm
Gia Long thứ 4, tặng là Dực Vận Tĩnh Nạn tôn thần, Đặc tiến phụ quốc
thượng tướng quân, Thái bảo quốc công, thụy là Trung Mẫn, cho phụ tế ở
đền Triển Thân. Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) đổi làm phụ tế ở Thế miếu.
Năm thứ 12, gia tặng là Tá Vận tôn thần, Tôn nhân phủ tôn nhân lệnh, đổi
tên thụy là Trung Tráng, phong là Thông Hóa quận vương. Năm Thiệu Trị
thứ 3 (1843) hợp thờ ở đền Thân Huân. Không có con thừa tự.
Các con của Thế Tổ Cao Hoàng đế.
Anh Duệ Hoàng thái tử Cảnh: Con cả của Thế Tổ, mẹ là Hoàng hậu họ
Tống, năm Canh Tý (1780) sinh ở Gia Định, gặp giặc Tây Sơn hăng mạnh,
Thế Tổ không có chỗ ở yên. Mùa hạ năn Quý Mão bị thua ở đảo Điệp
Thạch. Thế Tổ sắp sang Xiêm, mới sai người Phú lăng sa là Bá đa Lộc
(Evêque d'Adran) đưa ông sang Tây. Năm ấy ông mớ
i 4 tuổi, đến lạy từ biệt, Vua cùng Hoàng hậu gạt nước mắt đưa chân. Năm
Giáp Thìn mới sang Tây, sai Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm cùng đi.
Mùa xuân năm Ất Tỵ đến Tiểu Tây, gặp khi trong nước Đại Tây có biến,
đậu lại ở thành Phông-tia-thê-đơ, Đa Lộc cùng Văn Nhân bàn mưu làm thư
cầu viện trợ ở But-tu-kê, vài tháng chưa được tin báo, người nước Hồng
Mao nghe thấy, tranh xin hết sức giúp sức; bọn Bá Đa Lộc ghét về hung
ngược giảo quyệt, khước từ đi. Mùa hạ năm Bính Ngọ, Trấn mục ở Tiểu
Tây đem thuyền chiến đưa ông sang nước Đại Tây. Khi đã đến nơi, Quốc
trưởng đãi lấy lễ Quốc vương. Ở mãi lâu ngày tuyệt không có ý giúp, bèn
mưu quay về. Mùa thu năm ấy nước Bút-tu-kê sai tướng là An Tôn Lỗi
mang quốc thư và phẩm vật đến dâng ở hành tại Vọng Các, xin vua vào ở
nước ấy, tự nói là đã có 56 chiếc thuyền chiến đậu ở thành Cô-á để đợi đến
giúp. Khi ấy vua ở nước Xiêm, người nước Xiêm cũng không có ý giúp.
Kịp nghe tin báo của nước Bút-tu-kê đến, vua có lòng ghét bèn dụ cho An
Tôn Lỗi về ngay và mật báo tướng sĩ định kế trở về.