thế thứ về phòng Anh Duệ Hoàng thái tử còn biên phụ thì bỏ đi. Đến như
danh tự của Mỹ Đường, xin ở dưới những chữ "Anh Duệ Hoàng thái tử tử
nhị" trong phả Hoàng thái tử đã chép, chưa rõ tội danh để còn án tích. Châu
phê là phải.
Năm thứ 17, mùa đông, Phủ tôn nhân lại hội đồng với bộ Lễ tâu nói: thứ
nhân là Mỹ Đường tội ác nặng lắm, con trai, con gái há nên còn để ở tôn
phả; duy Lệ Chung đã được tập phong để giữ việc thờ tự về dòng họ Anh
Duệ, xin cho miễn nghị. Còn con trai Lệ Chung là Lệ Ngân, con gái là Thị
Văn, Thị Dao đều giáng làm thứ dân, tước bỏ tên ở sổ họ Tôn thất. Vua
theo lời tâu. Năm thứ 20 (1839) đổi phong làm Cảm Hóa hầu, sau sai giữ
việc thờ tự Anh Duệ Hoàng thái tử.
Năm Tự Đức thứ 1 (1848) Đông các đại học sĩ là Vũ Xuân Cẩn dâng sớ xin
ban ơn cho con cháu Anh Duệ Thái tử nói: Thần nghe, đế vương làm chính
trị, tất gốc ở thân người thân, mà ơn hậu đãi xếp đặt thứ tự trong họ hàng
càng muốn cho ngấm khắp cả. Cho nên hoa và đài hoa cây dương lệ, Kinh
Thi khen là đều sáng cùng nhau, cội gốc dây sắn bìm, sách truyện khen đều
nhờ bóng, đấy đều là lẽ bởi tình người nên thế, hậu đãi với người nên hậu.
Kính nghĩ: Thừa Thiên Tá Thánh, Hậu Đức Từ Nhân, Gián Cung Tề Hiếu,
Dực Chính Thuận Nguyên Cao hoàng hậu, giúp Thế Tổ Cao Hoàng đế ta
vượt biển trèo non trải bao gian hiểm, sinh ra Anh Duệ thái tử , tuổi mới lên
bốn đã vâng lệnh sang Tây, chân trời góc biển, đi mãi sáu năm, tới ngày trở
về, tấn phong là Nguyên Súy, chính vị Đông cung, giữ Gia Định, trấn Diên
Khánh, lấy lại Bình Thuận, Phú Yên, theo đi thì coi việc quân, ở nhà thì coi
việc nước. Ba quân vâng theo hiệu lệnh, trăm họ được đội ân uy, công
nghiệp đã rõ rệt, thanh danh đã truyền bá. Chẳng may lúc tuổi trẻ chết đi để
lại hai con là Mỹ Đường, Mỹ Thùy, khoảng năm Gia Long đã được phong
tước công, sùng mệnh lòng hậu. Năm Minh Mạng thứ 5, Mỹ Đường đã bị
tội phải phế làm thứ nhân, năm thứ 7, Mỹ Thùy lại ốm chết, về dòng ấy chỉ
còn một Lệ Chung là con Mỹ Đường mà thôi. Trông nhờ ơn Thánh Tổ