Ông phụng sự bà Chiêu nghi, đón trước ý muốn, vâng theo chỉ định ở trong
gia đình, giữ cách phụng dưỡng về mũ áo và đồ ngon ngọt, người không ai
chê được. Năm thứ 5, để tang bà Chiêu Nghi, thương xót hủy hoại thân
hình đủ hết lễ nghi. Sau khi tế đàm vài tháng, thì bị ốm nặng, thường đối
với người nói rằng: cả nhà chịu ơn hậu của nước chưa báo đền được một
chút nào, một sớm chết đi, nuốt hận lâu mãi mà thôi, không một lời nào nói
đến việc nhà cả. Năm thứ 7 (1854) là năm Giáp Dần, mùa hạ, ông mất thọ
56 tuổi. Trước đây, lúc ông bị ốm, vua đặc biệt cho thầy thuốc của vua ra
xem mạch chữa bệnh, ban cấp thứ thuốc của vua dùng, sai trung sứ đến
thăm hỏi,không ngày nào không. Kịp khi mất, vua nghe thấy thương khóc,
nghỉ coi chầu 4 ngày, truy phong là Diên Khánh vương, cho tên thụy là
Cung Chính.
Dụ rằng: từ đời xưa người quân tử có đức để làm rạng rỡ cho nước nhà,
không ai là không, lúc sống có vinh danh, lúc chết có hiển hiện. Huống chi
lấy người rất thân của nước, có tuổi có đức há nên không nêu lên rõ rệt để
khuyến khích người thân? Nghĩ đến Diên Khánh vương giúp rập 4 triều,
trung thực một mực, Hoàng khảo ta lúc còn ở ngôi, trong những người rất
thân, riêng đối với công càng có kính lễ khác hẳn. Trẫm kính vâng lời dạy
của Tiên đế, nghĩ hậu với người thân huân, duy ông tước và tuổi đã lớn mà
vẫn mặc áo cao cừu giữ đạo chính (35), lần tường chạy trốn phong tước
(36) lại càng khiêm cung, trẫm rất khen ngợi, ấn thao của tước hầu tước
vương chưa có lần nào ban cho. Trời làm mất người kỳ lão có đức không
để giúp cho ta. Nhớ đến người đức cũ, thực là đau thương. Sắp đến kỳ đưa
đám ông, đã ra lệnh cho quan có chức trách hậu cấp tiền tuất, dẫu đến Đông
Bình vương (37) đời Hán được cho xe loan lộ quân hổ, về ơn lễ cũng không
hơn thế. Lại nghĩ, lễ có đổi tên, vua cho tên thụy, là đạo của đời xưa. Lấy
ông là người có đức tốt có công nghiệp, có huân lao, có danh vọng, cùng
với Kiến An vương đã chết, trước sau sáng tỏ, thực dáng khen. Phải nên ưu
đãi, lấy điển lễ đặc biệt, cho lấy tước phong to lớn, khiến cho danh và đức
của ông, để mãi không mất được. Vậy chuẩn cho truy phong Diên Khánh
công làm Diên Khánh vương, cho tên thụy là Cung Chính. Kinh Thi nói