Ông từ đấy càng tự hối hận lắm, không dám làm bậy. Duy có tính muộn
phiền nhiều thiên lệch, thằng nhỏ đầy tớ ông dã yêu thì tự ý đem cho không
biết bao nhiêu của. Tuy nhà thường vẫn túng thiếu cũng không tiếc gì.
Năm Tự Đức thứ 13 (1860) mùa thu, ông mất, thọ 62 tuổi. Vua nghỉ coi
chầu ba.ngày, cho tên thụy là Cung Đốc; cho nhiều gấm đoạn và tiền, sai
quan sửa việc tang. Ngày hôm an táng sai quan đến tế một đàn. Có 2 con
trai là Tín Kiên và Tín Phác.
Thiệu Hóa- quận vương tên là Chân: Con thứ 9 của Thế Tổ, là em cùng mẹ
với Thánh Tổ. Ông tính cẩn hậu, hiền hòa, khi đi đứng có lễ độ, Thế Tổ yêu
ông lắm. Năm Gia Long thứ 16 (1807) ông 15 tuổi, phong là Thiệu Hóa
công. Ông thích học, vui làm điều thiện, Thánh Tổ rất yêu, lấy nhà Thánh
Tổ vẫn ở khi chưa làm vua đem cho. Ông lại dựng cơ nghiệp riêng ở An
Ninh, để làm chỗ lúc rỗi đọc sách. Trong vườn có ao, trồng sen trắng, ngoài
hiên trồng tre xanh, nhân gọi chỗ là thôn Bạch Liên, ườn gọi là vườn Thê
Phượng.
Buổi đầu năm Minh Mạng, Hiến Tổ Chương Hoàng đế ra mở phủ, kém ông
4 tuổi, cùng ông học tập trong lúc tuổi trẻ, ông rất có lễ coi trọng Hiến Tổ.
Về kiến thức hơn người như thế. Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) là năm
Giáp Thân ông mất mới 22 tuổi. Khi ông mới bị bệnh, Hoàng thái hậu lấy
làm lo, một hôm đốt hương khấn trời rằng: "Bệnh ông có khỏi hay không,
xin báo mộng cho biết". Đêm nằm mộng thấy một người già đến trước mặt
tâu rằng: "Ông sẽ chết". Tới khi ông chết, vua rất thương tiếc, nghỉ coi chầu
năm ngày, tặng Thiệu Hóa quận vương, tên thụy là Cung Lượng; hậu cấp
của công sai quan sửa việc tang. Ngày an táng, vua lên lầu cửa Đông Nam
trông theo khóc đưa.
Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), Hiến Tổ Chương Hoàng đế đến yết lăng, lúc
trở về qua trang An Ninh, đến nhà thờ ở mộ của vương, cầm chén rượu rót
xuống đất để tế. Ông có 2 con trai, con cả là Thiện Khuê, năm Minh Mạng
thứ 16 (1835) tập phong là Thiệu Hóa công, rồi vì hoang phí, của dùng