An Khánh công tên là Quang: Con thứ 12 của Thế Tổ, mẹ là Mỹ nhân họ
Trịnh. Năm Minh Mạng thứ 6 phong là An Khánh công.
Năm thứ 12 (1831) ông gặp tang mẹ, dâng sớ xin thợ và phu dịch vật liệu,
đều đã gia ơn hậu cấp cho. Năm 13, tang mẹ đã an táng rồi, lại tâu xin gạch
và chi trước cho tiền bổng năm Minh Mạng thứ 14. Vua dụ rằng: An Khánh
công Quang trước nhân có việc tang riêng mượn cớ xin nài không những
hai ba lần, trẫm lấy cớ là thân công, đặc cách cấp thưởng hậu cho và phái
lính cùng voi đến giúp đỡ làm việc, lại gia ơn cho mượn trước lương bổng
năm Minh Mạng thứ 13 để sửa việc tang. Nay lại không biết là đầy đủ, lại
có lời xin nài, xem ra quả là mượn cớ để mong cầu lợi. Toàn nói hàm hồ,
thực là nhảm nhí quá lắm. Tập tâu ấy vất trả lại, và truyền chỉ sức quở
nghiêm ngặt rằng: Sau này nếu không yên bản phận, tự tâu cầu xin việc gì,
tức thì giao cho phủ Tôn nhân.hội đồng với bộ Hình nghị tội nghiêm ngặt
không tha. Từ đấy về sau, không dám xin việc nữa. Năm thứ 14, ba ngày tết
tháng giêng, ông thay vua đi tế các miếu. Vì chậm trễ, làm lỡ việc, dâng sớ
xin nhận lỗi, vua giao xuống cho Tôn nhân nghị tội, bị phạt bổng một năm.
Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) mùa hạ, ông mất, tuổi 35, vua nghỉ coi chầu ba
ngày, cho tên thụy là Trang Mẫn, cho nhiều gấm đoạn và tiền, ngày an táng
sai quan đến tế một đàn; thờ ở đền Triển Thân, ông không có con thừa tự.
QUYỂN 3
TRUYỆN CÁC CÔNG CHÚA
Bốn con gái của Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế
Long Thành công chúa Ngọc Tú: Con gái lớn của Hưng Tổ, là chị cùng mẹ
với Thế Tổ. Khi biến loạn năm Giáp Ngọ (1774) theo Hiếu Khang Hoàng
hậu, ẩn náu làng An Du. Mùa xuân năm Kỷ Hợ