Phúc Lộc công chúa Ngọc Du: Con gái thứ hai của Hưng Tổ, mẹ đẻ là Từ
phi họ Nguyễn. Mùa xuân, năm Kỷ Hợi, công chúa theo Hiếu Khang
Hoàng hậu vào Gia Định, gả cho Võ Tánh, làm quan đến Chưởng hậu
quân, có truyện chép riêng. Buổi đầu năm Gia Long, vua làm nhà ở xã
Xuân Hòa để cho chúa ở. Năm Minh Mạng thứ 1 (1820) là năm Canh Thìn,
mùa hạ, chúa mất, thọ 59 tuổi. Vua nghỉ coi chầu năm ngày, tặng là Nhu
Gia thái trưởng công chúa, sai chi của công để sửa việc tang; lại cho thêm
một ngàn quan tiền, một ngàn phương gạo. Ngày an táng, sai quan đến tế
một đàn. Năm Minh Mạng thứ mười truy tặng là Phúc Lộc thái trưởng công
chúa. Chúa có một con trai, hai con gái.
Minh Nghĩa công chúa Ngọc Tuyền: Con gái thứ ba của Hưng Tổ, là em
gái cùng mẹ với Phúc Lộccông chúa Ngọc Du. Mùa xuân năm Kỷ Hợi,
chúa theo Hiếu Khang Hoàng hậu vào Gia Định, gả cho Hữu cơ là Nguyễn
Hữu Thụy. Mùa xuân năm Nhâm Dần cùng đem lính trong bộ thuộc tiến
đóng ở Lộc Dã để chống giặc, tướng Bình nhung của giặc là Nguyễn Văn
Kim nghe thấy, đem quân đánh úp, quân của Thụy đánh không lại, lui về
Giang Lăng, thu quân lại đánh, bị thua, chúa cùng Thụy chạy tan vỡ, lạc
mất nhau. Chúa bèn lén đến ngụ ở Ba Phủ, có người ở Bình Hóa là Nguyễn
Hưng Hiên cấp lương khô cho chúa, dựng nhà tranh cho chúa ở. Kim do
thám biết tin, bức bách chúa đưa về dồn; Đốc chiến của giặc là Tập lại bức
bách chúa phải thiên đến Sài Gòn, khi thuyền đến sông Tam Đà, chúa giữ
nghĩa không chịu nhục, nghiêm nét mặt chửi mắng giặc rồi nhảy xuống
sông chết, tuổi mới mười chín. Năm Minh Mạng thứ mười chín, truy tặng
là Minh Nghĩa thái trưởng công chúa, tên thụy là Trinh Liệt, thờ ở sau đền
Triển Thân. Không có con thừa tự.
Công chúa Ngọc Uyển: Con gái thứ tư của Hưng Tổ, mẹ đẻ là họ Tống.
Khi biến loạn năm Giáp Ngọ, chúa vì tuổi nhỏ, lẩn lút ở dân gian, gả cho
người quý h(túc Tống Sơn) tỉnh Thanh Hóa là Tống Phúc Tín. Năm Gia
Long thứ 9 mùa đông chúa mất, thọ 45 tuổi, có bốn con trai, một con gái.