Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) ông tuổi ngày càng cao lên, lúc ra mắt thường
ở Nội đình, vua có ban thưởng, đều vâng lời chiếu, ưu đãi được miễn quỳ
lạy chỉ làm lễ một vái. Năm thứ 3 quốc tang đã hết, khi có tiệc yến ở đại
đình, đều miễn bưng chén dâng rượu chúc thọ, liệt vào ngồi trên để bồi hầu.
Lại cấp cho một chiếc thuyền Trường bồng sam bản (33) để phòng khi theo
hầu.
Năm thứ 4, ông lên tuổi thọ năm mươi, thưởng trước cho 2000 quan tiền,
lại sai hoàng tử mang tờ dụ và các vật hạng ban cho để làm đồ dùng mừng
thọ, ông được yêu quý, trọng vọng phần nhiều như thế.
Năm Tự Đức thứ 2 (1849) mùa thu, ông mất, thọ 55 tuổi. Hoàng thượng
thương tiếc lắm, nghỉ coi chầu 5 ngày, truy tặng là Kiến An vương, tên thụy
là Cung Thận; hậu cấp của công, sai quan sửa việc tang, ngày an táng sai
quan đến tế một đàn.
Ông vốn tính trung hiếu, độ lượng rộng rãi, lấy lễ mà giao tiếp với sĩ phu,
rộng xem sách vở, càng giỏi về thơ, có làm ra các tập Dưỡng mông, Bảo
quang, được lưu hành ở đời. Con trai 40 người, con gái 41 người, con cả là
Lương Kỳ, chết năm Minh Mạng thứ 9, tặng là Phụng n tướng quân, rồi đổi
tặng là Phụng Quốc khanh. Con thứ là Lương Viên, năm Thiệu Trị thứ 3
phong là Phúc Trạch đình hầu; năm Tự Đức thứ 8 tập phong Kiến An quận
công.
Diên Khánh vương tên là Tấn, lại có tên nữa là Thản, con thứ bảy của Thế
Tổ, mẹ được tặng là Chiêu nghi, họ Nguyễn Hữu. Ông hình dáng khôi ngô,
tính trời hiền hậu, năm Gia Long thứ 16, phong là Diên Khánh công, khi ấy
ông 19 tuổi, ưa thích hào phóng, buổi đầu năm Minh Mạng từng vì việc
riêng, thiện tiện đánh roi viên Thị trung cai đội là Lê Văn Hương, Tôn Thất
Dịch đem việc ấy tâu lên, vua đương ngự ở Tiện điện (34) các tước công
đều ở đấy. Vua quay lại trông ông, rỏ nước mắt mà trách rằng: Lê Văn
Hương kia cũng là phẩm quan của triều đình, có tội nên tâu lên, sao có thể
tự tiện trách phạt bằng roi. Vả phép của Tiên đế lập ra là phép chung của