tháng. Gặp năm đói, quân lính của Xuân thiếu lương ăn, Nhạc đánh phá
được, quân đều tan vỡ cả. Nhạc để bọn lũ là Nguyễn Văn Duệ giữ Quảng
Nam, tự dẫn quân về Quy Nhơn.
Mùa xuân năm Bính Thân, Nhạc sai em là Lữ làm Tiết chế, đem quân thuỷ
vào xâm lấn Gia Định. Duệ Tông chạy đi Trấn Biên (nay là Biên Hoà), Lữ
giữ Sài Gòn (tức là Gia Định). Gặp Đỗ Thanh Nhân ở đNo Đông Sơn nổi
quân, lấy lại Sài gòn, Lữ cướp lấy thóc kho chở về Quy Nhơn.
Tháng hai, Nhạc đắp thêm thành Đồ Bàn, tiếm xưng là Tây Sơn Vương,
đúc ấn vàng, vẫn khuyết vẹt mãi, ba lần đúc mới nên. Cho Lữ làm Thiếu
phó, Huệ làm Phụ chính; còn các bọn lũ đều cho làm quan chức của ngụy.
Bèn thiên Đông cung về chùa Thập Tháp, Đông cung nhân khi sơ hở vượt
biển vào Gia Định. Khi ấy, hàng tướng là Hoà Nghĩa Lý Tài giữ núi Chiêu
Thái để làm phản, nghe Đông cung đến bèn dẫn binh xuống Sài Gòn lập
Đông cung làm Tân chính vương; Tôn Duệ Tông làm Thái thượng vương.
Năm Đinh Dậu (1777), Nhạc sai bề tôi là Đỗ Phúc Tuấn sang sớ họ Trịnh
yêu cầu cho tiết việt coi trấn Quảng Nam. Trịnh Sâm cũng chán việc binh,
bèn cho Nhạc làm Quảng Nam Trấn thủ tuyên uý đại sứ, phong làm Trung
quốc công.
Nhạc lại sai Lữ và Huệ chia đường thủy đường bộ đến xâm lấn Gia Định.
Lý Tài chống cự, quân tan vỡ, Tân chính vương lui giữ Trà Tân (thuộc
Định Tường) lại xuống Ba Vượt (thuộc Vĩnh Long). Thái thượng vương
chạy đến Long Xuyên (thuộc Hà Tiên), bọn Huệ đuổi theo kịp, đều bị hại
cả. Lữ và Huệ dẫn quân về Quy Nhơn, để bọn lũ của nguỵ là Tổng đốc
Chu, Hổ tướng Hân, Tư khấu Uy, Điều khiển Hoà, Cai cơ Chấn (đều chép
thiếu họ) giữ Gia Định.
Mùa đông năm ấy, Thế Tổ ta dấy quân ở Long Xuyên tiến lấy lại Sài Gòn,
bọn Chu thua chạy về Quy Nhơn.